Vị trí, mục tiêu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 45)

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1. Vị trí, mục tiêu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945

2.1.1 Vị trí của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12.

Lịch sử Việt nam giai đoạn 1919 – 1945 chỉ có 25 năm, nhưng đã diễn ra theo một quá trình liên tục những sự kiện lớn: Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919 – 1925) đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội và giai cấp ở Việt nam, tạo cơ sở và điều kiện để cho các giai tầng trong xã hội Việt Nam tiếp thu các luồng tư tưởng mới. Đây cũng chính là quá trình sàng lọc và chọn lựa đúng đắn con đường cứu nước của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đó là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam trước đó và khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối thuộc về giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả tất yếu của quá trình chuẩn bị 15 năm của Đảng ta kể từ lúc ra đời năm 1930 và trải qua các cuộc diễn tập (1930 – 1931); (1936 – 1939). Lịch sử Việt nam giai đoạn này đã chứa đựng những sự kiện trọng đại, chi phối cả một giai đoạn lịch sử hiện đại của dân tộc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945, cũng tương ứng với giai đoạn Lịch sử thế giới từ năm 1917 – 1945 trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là giai đoạn Lịch sử thế giới với nhiều biến động: Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời của Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai…

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945, học viên đã được tìm hiểu và tiếp cận ở cấp trung học cơ sở. Ở cấp trung học phổ thông, mức độ chương trình đã được nâng lên, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng. Do đó, không chỉ đảm bảo việc củng cố và nâng cao những hiểu biết đã có, việc học tốt nội dung Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 là cơ sở để học viên tiếp thu những kiến thức lịch sử ở những giai đoạn tiếp theo trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

2.1.2 Mục tiêu dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 trong các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Mục tiêu dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 được xác định trên cơ sở mục tiêu dạy học chung của bộ môn lịch sử cấp trung học phổ thông, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học viên và nhiệm vụ đào tạo. Cụ thể là nhằm củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản phần lịch sử dân tộc từ 1919 – 1945 mà học viên đã tìm hiểu ở cấp trung học cơ sở. Mục tiêu này cũng được xác định trên cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Về kiến thức:

- Giúp học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên biết, hiểu sâu sắc có hệ thống về sự chuyển hoá giai cấp cũng như xã hội Việt Nam sau các đợt khai thác thuộc địa của Pháp, từ đó thấy được sứ mệnh của giai cấp Công nhân Việt Nam trong sự vươn lên nắm lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Giúp học viên biết, hiểu những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Giúp học viên biết, hiểu và nắm vững những thắng lợi vẻ vang của lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về kỹ năng:

- Góp phần bồi dưỡng và rèn luyện những kỹ năng nhận thức trong học tập. - Rèn luyện học viên kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện cho học viên kỹ năng quan sát và phát hiện, nêu vấn đề trao đổi hay tự giải đáp những sự kiện, nhân vật lịch sử thông qua sự tiếp cận các nguồn tư liệu lịch sử hoặc các sự kiện có sẵn trong sách giáo khoa.

- Có niềm tin vào sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta về con đường giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản.

- Giáo dục cho học viên biết trân trọng những thắng lợi của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của quần chúng nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc chân chính.

- Giáo dục cho học viên tỏ rõ lòng biết ơn sâu sắc những anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, từ đó có ý thức vươn lên trong học tập, lao động và có trách nhiệm trong việc bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

2.2. Xác định nội dung kiến thức cơ bản của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

2.2.1. Một số yêu cầu khi xác định kiến thức cơ bản

Thứ nhất, phải nhận thức được kiến thức cơ bản là kiến thức học viên bắt buộc phải nắm để hiểu rõ một sự kiện, nhân vật lịch sử bao gồm: sự kiện cơ bản, niên đại quan trọng, nhân vật lịch sử quan trọng, khái niệm, quy luật phát triển lịch sử. Vì vậy, khi xác định kiến thức cơ bản phải chú ý đến hai bộ phận quan trọng của một vấn đề đó là: phần “sử” và phần “luận”.

Các nhà Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử đã chỉ rõ, kiến thức cơ bản là những kiến thức không thể thiếu, đủ để biết và hiểu chính xác lịch sử quá khứ đã diễn ra theo yêu cầu phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học viên.

Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 1945, tuy chỉ có hơn 25 năm nhưng giai đoạn này mang tính khái quát cao trong vấn đề lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Đảng, Bác Hồ và của nhân dân ta. Sự lựa chọn này đã thể hiện tính khoa học và đúng đắn khi Đảng lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945. Ví dụ, khi dạy bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 - 1925”, không thể không nói tới các sự kiện tiêu biểu như: sự phân hoá giai cấp ở Việt Nam sau các đợt khai thác thuộc địa của Pháp, trong đó tiêu biểu nhất là sự ra

đời phát triển và trưởng thành của giai cấp Công nhân Việt Nam, là điều kiện để vươn lên tiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin và nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Sự kiện này đóng một vai trò rất quan trọng, là tiền đề cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Kiến thức cơ bản cung cấp cho học viên phải bao gồm hai yếu tố “sử” và “luận” nhằm giúp học viên biết và hiểu sâu sắc lịch sử.

Trong các trung tâm giáo dục thường xuyên, việc dạy lịch sử trước hết phải cung cấp cho học viên một khối lượng sự kiện lịch sử có chọn lọc, giúp các em biết chính xác sự kiện ấy đã diễn ra như thế nào, đó là yếu tố “sử”. Nhưng nếu dừng lại ở đó thì chưa đủ, mà người thầy còn phải tổ chức, hướng dẫn cho các em học viên lý giải, đánh giá sự kiện và rút ra bài học lịch sử, đó là yếu tố “luận”. Như vậy, “sử” và “luận” là hai bộ phận thống nhất của một đơn vị kiến thức, học viên nếu biết “sử” và hiểu “luận” thì mới có thái độ và quan điểm đúng về tiến trình lịch sử dân tộc. Ví dụ, khi dạy bài 13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 – 1930”, đến mục Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/ 1930 đã diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, đó là “sử”; còn ý kiến đánh giá ý nghĩa việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã chấm dứt sự khủng hoảng lãnh đạo của Cách mạng Việt Nam trước đó, khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối thuộc về giai cấp công nhân Việt Nam, đây chính là “luận”.

Thứ hai, khi xác định kiến thức cơ bản, giáo viên phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đối với học viên từng lớp, từng cấp học cụ thể.

Chương trình lịch sử ở các cấp phổ thông được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng. Theo nguyên tắc này, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12), học viên đã được học ở lớp 9, nhưng điểm khác nhau ở đây chính là phần “luận” sâu hơn ở lớp 12. Ở cấp trung học cơ sở, học viên chỉ cần biết rõ giai đoạn lịch sử này nó đã diễn ra như thế nào và tiếp thu nó một cách khẳng định. Ở cấp trung học phổ thông, người thầy phải hướng dẫn cho học viên quan tâm đến vị trí, vai trò của giai đoạn lịch sử này đối với sự phát triển của tiến

trình lịch sử dân tộc, từ đó giúp học viên đi đến đánh giá, phân tích bản chất đặc trưng và quy luật phát triển của lịch sử, tức là nâng cao một bước sự hiểu biết và nhận thức cho học viên.

Khi đã phân biệt rõ mức độ kiến thức mà học viên cần đạt ở hai cấp học, giáo viên sẽ tập trung vào nhiệm vụ dạy học học của mình để không bị thừa hoặc thiếu kiến thức. Đây là yêu cầu quan trọng nhất để xác định kiến thức cơ bản trong cả khoá trình lịch sử cấp trung học phổ thông nói chung, giai đoạn 1919 – 1945 ở lớp 12 nói riêng. Thực tế cho thấy, phần lớn giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên còn lúng túng trong việc xác định kiến thức cơ bản, nên ôm đồm khá nhiều kiến thức, từ đó dẫn đến quá tải cho chính bản thân giáo viên và học viên.

Thứ ba, xác định kiến thức cơ bản phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ của Cách mạng nước ta ở từng giai đoạn lịch sử.

Dạy học lịch sử phải phục vụ cho việc giáo dục tư tưởng, người thầy phải định hướng cho học viên trong nhận thức và hành động, tức là phải quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương và pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học lịch sử và giáo dục lịch sử. Ví dụ, khi dạy phần Hội nghị thành lập Đảng, phải hướng cho học viên đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét những tôn chỉ, mục đích, lý tưởng của Đảng trong sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 cũng như phong trào Dân chủ 1936 – 1939.

Thứ tư, khi xác định kiến thức cơ bản phải bao gồm cả phương pháp học tập bộ môn . Do đó, trong dạy học lịch sử, người thầy ngoài việc giới thiệu và cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, mà còn hướng dẫn cho học viên về phương pháp học tập. Trong học tập lịch sử, vai trò chủ động học tập của học viên được thể hiện ở chỗ các em phải biết cách học để tự tìm ra kiến thức. Ở đối tượng là học viên giáo dục thường xuyên, người thầy phải xác định rõ từng phương pháp học tập cho từng bài cụ thể để học viên có thể tự nắm bắt được kiến thức. Sách giáo khoa hiện hành bên cạnh kênh chữ, các tác giả đã cố gắng cung cấp rất nhiều kênh hình, do đó việc khai thác và tìm tòi kiến thức

lịch sử đối với đối tượng học viên giáo dục thường xuyên cũng có thể thực hiện ngay trên lớp. Ví dụ, khi dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935, người thầy hướng dẫn cho học viên khai thác hình 32 trang 93 trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 để thấy được phong trào đã lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như: công nhân, nông dân, trí thức, dẫn đầu là cờ đỏ sao vàng tức là phong trào này chịu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ năm, xác định kiến thức cơ bản phải chú ý đến ý nghĩa giáo dục của các sự kiện lịch sử.

Trong dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, thời lượng cho bộ môn ở lớp 12 không nhiều (1,5 tiết/tuần) nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu chương trình đặt ra nên ở mỗi bài, mỗi chương, vì vậy, giáo viên nhất thiết phải lựa chọn một số kiến thức cơ bản để dạy học. Bản thân những kiến thức này ngoài tác dụng giáo dưỡng còn có tác dụng nhất định trong việc giáo dục thái độ và tình cảm cho học viên. Mặt khác, có những sự kiện lịch sử về mặt kiến thức không quan trọng và là kiến thức không cơ bản, song có ý nghĩa giáo dục rất lớn đến học viên, do đó, giáo viên cần khai thác trong quá trình dạy học. Ví dụ, khi dạy bài 16: “Phong trào Giải phóng Dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1939 – 1945”… người thầy phải nhấn mạnh chi tiết: Nhật vào Đông Dương, Pháp đã nhanh chóng đầu hàng và chấp nhận làm tay sai cho Nhật. Dưới ách áp bức bóc lột của Pháp – Nhật, tình cảnh của nhân dân Việt Nam vô cùng điêu đứng và là nạn nhân của nạn đói năm Ất Dậu (1945) làm 2 triệu người chết đói…những số liệu này có tác dụng tố cáo tội ác của kẻ thù, từ đó nó có tác dụng giúp cho học viên tỏ rõ được thái độ yêu ghét, căm thù sâu sắc bọn đế quốc, phát xít xâm lược.

Trên đây là những yêu cầu cơ bản, chi phối các biện pháp xác định kiến thức cơ bản và tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12).

2.2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cũng như ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên đều dùng chung một chương trình và sách giáo khoa hiện hành (chương trình chuẩn), (ngoại trừ một số lớp chuyên thì học theo sách nâng cao). Tuy nhiên, tuỳ theo mục tiêu dạy học mà mức độ yêu cầu kiến thức cần đạt có khác nhau. Xuất phát từ chương trình trung học phổ thông, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 và những yêu cầu nói chung đối với kiến thức cơ bản, chúng tôi xác định kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 trong sách giáo khoa lớp 12 cụ thể qua hai vấn đề lớn của Lịch sử dân tộc (tương ướng với hai chương I và II). Mỗi đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài đều nhằm làm sáng tỏ hai vấn đề lớn nêu trên. Những kiến thức cung cấp cho học viên gồm: kiến thức để nhận biết và phần đòi hỏi các em phải hiểu được, vận dụng được trong quá trình học tập. Trọng tâm ở đây là chúng tôi đưa ra một số biện pháp tổ chức hướng dẫn học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trên cơ sở đã được xác định rõ.

Vấn đề 1: Những phong trào dân tộc, dân chủ, ở Việt Nam trước khi

Một phần của tài liệu Tổ chức học viên lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945 (lớp 12) ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố hồ chí minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w