CÁC THÀNH PHẦN CỦA BẢNG CÂU HỎI:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 79 - 81)

Một bảng câu hỏi thường có 3 thành phần chủ yếu: Phần giới thiệu, phần nội dung bảng câu hỏi, và phần số liệu cơ bản.

1) Phần giới thiệu:

Muốn thành công, phần giới thiệu phải định được 2 điều: Phải mang tính thuyết phục.

Nói chung, khởi điểm của bảng câu hỏi là việc tự giới thiệu. Nếu điều tra theo kiểu phỏng vấn trực diện, người phỏng vấn tự giới thiệu mình và cơ quan thực hiện việc nghiên cứu tiếp thị.

Nếu phỏng vấn bằng thư, phần giới thiệu thông qua một bức thư riêng, có kèm theo bảng câu hỏi.

Phần giới thiệu nêu lên chủ đề nghiên cứu, và có thể nêu cả thời gian dự kiến dùng để hoàn tất phỏng vấn.

Cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân hoặc hộ gia đình được phỏng vấn trong cuộc nghiên cứu, cố tạo ra sự tham dự tự nguyện của đối tượng nghiên cứu, nhân tố chủ chốt cho sự thành công.

Tiếp đến, ta cần xác định xem đối tượng có thực sự thuộc vào mẫu đã chọn hay không, bằng một vài câu hỏi sàng lọc.

2) Nội dung bảng câu hỏi:

Phần nội dung được cấu thành bằng các câu hỏi bao quát các thông tin có thể thu thập dưới nhiều dạng.

a. Các câu hỏi về sự kiện: Bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa (Tivi, tủ lạnh, xe máy v.v..) là hành vi ứng xử ( cách thức mua sắm, tiếp cận với quảng cáo...). Các yếu tố này không phải được đo lường với mức độ dễ dàng giống như nhau.

b. Các câu hỏi về ý kiến hay thái độ: Tức là các cảm nhận về sản phẩm, về công ty, về quảng cáo v.v.. Loại câu hỏi này đòi hỏi chẳng những cần xác định thật rõ ý niệm liên hệ, mà còn đòi hỏi phải sắp xếp từ ngữ sao cho đừng gây lệch lạc hay định kiến khó trả lời.

d. Các câu hỏi đo lường động cơ hành động: Đây là loại câu hỏi còn khó hơn các loại trên, song các kết quả thu được lại không chắc chắn về mức độ đáng tin. Đây có lẽ là lĩnh vực khó khăn nhất trong nghiên cứu tiếp thị.

e. Sau cùng là các câu hỏi vê tác phong ứng xử có thể có trong tương lai. Đây là lĩnh vực rất tinh tế, cần thận trọng, vì người ta thường nói về kế hoạch hay dự định của mình, nhưng lại ít khi thực hiện chúng.

3) Phần số liệu cơ bản:

Phần cuối cùng trong bảng câu hỏi chủ yếu là thông tin thu thập thêm về hộ gia đình hay cá nhân, ngoài phần thông tin đã thu thập trong phần giới thiệu nhằm sàng lọc đối tượng nghiên cứu.

Thường đây là thông tin về độ tuổi, giới tính, quy mô và bản chất gia đình, mức thu thập, hoặc đi sâu hơn là thông tin về lối sống hay phong cách sống.

Trong phần số liệu cơ bản, có các yếu tố nhận diện như là tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người được hỏi, cùng với hoàn cảnh phỏng vấn như: Ngày tháng, giờ bắt đầu, giờ kết thúc & tên của người phỏng vấn viên.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 79 - 81)