CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 25 - 29)

Giúp nhà nghiên cứu dự kiến trước được những gì xảy ra trong quá trình nghiên cứu để có giải pháp đối phó.

Giúp cho việc nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học.

Là cơ sở để kiểm chứng các dữ liệu được thu thập và phân tích chúng có đúng phương pháp hay không?

Giúp cho nhà nghiên cứu hình dung được thời gian và tiền bạc phải chi tiêu cho cuộc nghiên cứu là bao nhiêu?

2) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:

- Kế hoạch nghiên cứu là một khuôn mẫu định trước cho việc thiết kế, thực hiện và theo dõi công trình nghiên cứu.

- Kế hoạch chỉ mang tính chất sơ bộ và có thể thay đổi.

- Kế hoạch phải nêu bật được vấn đề thực sự và các nhu cầu thực sự của công ty.

- Kế hoạch nghiên cứu phải gửi cho các nhân vật cần được tham khảo. - Đề cương nghiên cứu là một bản kế hoạch đi kèm với phần trình bày lý do vì sao cần tiến hành nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mang lại sẽ là gì?

- Đề cương nghiên cứu phải mang tính thuyết phục cao, vì nó tương tự như một lời chào hàng.

Nội dung của kế hoạch nghiên cứu thường gồm các phần chính sau đây:

1. Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu và nhu cầu thông tin: - Cuộc nghiên cứu cần đạt tới mục tiêu gì?

- Nhu cầu thông tin cho cuộc nghiên cứu là gì?

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Lựa chọn mô hình nghiên cứu:

+ Là việc trình bày và làm rõ cách thức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tổng quát hay chiến lược thực hiện cho mỗi đề án riêng biệt. Đây là trọng tâm của công tác lập kế hoạch.

+ Mô hình nghiên cứu cần được gắn với mục tiêu nghiên cứu.

Xác suất

- Lấy mẫu và chọn mẫu. Phi xác suất

- Công tác thu thập dữ liệu tại hiện trường: Có 2 mục tiêu chính cần đạt được.

+ Tối đa hóa việc thu thập thông tin từ những đối tượng được hỏi ý kiến

+ Giảm việc phạm sai lầm đến mức tối thiểu của người phỏng vấn.

* Phân công, phân nhiệm:

+ Nên thành lập một “nhóm tiếp thị” nhằm lãnh đạo và theo dõi công trình nghiên cứu.

+ Nhóm này tự mình, hay tham khảo ý kiến với đơn vị nghiên cứu bên ngoài (nếu công ty thuê) để chỉ định nhân sự tham gia.

+ Trong bản đề cương nghiên cứu phải nêu rõ ai làm việc gì.

+ Khi chọn một đơn vị nghiên cứu bên ngoài để thuê, cần xem xét các yếu tố quan trọng sau:

. Họ hiểu biết sâu sắc đến mức độ nào về công ty và lĩnh vực hoạt động của công ty?

. Trình độ chuyên môn của đơn vị đó đối với loại công trình nghiên cứu cụ thể này ra sao?

. Các kết quả thu được có dùng vào công tác chiêu thị (Promotion) hay không? v.v..

+ Thông thường công ty phải dành vài tuần lễ để đơn vị nghiên cứu bên ngoài này tìm hiểu là công ty đang muốn điều gì.

Tuy nhiên, khi đã thuê mướn 1 đơn vị chuyên nghiệp làm dịch vụ nghiên cứu, thì vẫn có thể để cho một số nhân viên của công ty tham gia vào công trình nghiên cứu, vì công ty sẽ thu được các lợi ích sau:

. Dùng người ở các phòng ban sẽ chịu tác động của các kết quả nghiên cứu, là giúp họ dễ dàng tiếp thu các kết quả đó.

. Đây là cơ hội để huấn luyện các nhân viên và giúp cho phòng ban của họ thấy mình có 1 vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và đưa ra các khám phá.

Việc sử dụng nhân viên của công ty còn có thể định hướng lại tiến độ của công trình nghiên cứu, nhằm đến các lĩnh vực có ích nhất và sinh lời nhiều nhất.

. Sử dụng nhân viên các phòng, ban khác ngoài bộ phận tiếp thị, còn là dịp để các phòng, ban này biết được các phương thức và lợi ích của nghiên cứu tiếp thị.

* Các bước thực hiện: - Bước 1: Chuẩn bị

- Bước 2: Thu thập dữ liệu tại hiện trường

- Bước 3: Tổng hợp dữ liệu - xử lý - phân tích - báo cáo kết quả nghiên cứu

* Ước lượng kinh phí nghiên cứu:

Nếu thuê đơn vị bên ngoài, thường họ sẽ nêu giá biểu kèm theo cộng hay trừ một số % nào đó của giá nguyên thủy. Đơn vị nghiên cứu càng có uy tín và kinh nghiệm càng nêu giá khá chính xác.

Trường hợp công ty tự mình tiến hành nghiên cứu, cũng phải bảo đảm việc ước lượng kinh phí cho chính xác. Số ± % không quá 5% kinh phí ban đầu.

Để ước lượng được kinh phí một cách chính xác, cần chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu một cách cẩn thận.

Có thể nêu ra nhiều mức kinh phí, tùy thuộc vào mức độ chiều sâu của công trình nghiên cứu.

Ví dụ: + Có thể đưa ra mức phí tổn khi chỉ nghiên cứu ở các quận nội thành, và:

+ Có thể đưa ra mức phí tổn khi nghiên cứu ở cả nội thành lẫn ngoại thành.

+ Có thể đưa ra mức phí tổn theo quy mô mẫu: ( mẫu nghiên cứu càng lớn thì phí tổn càng lớn).

+ Hay kinh phí tùy theo phương pháp nghiên cứu .v.v... Như vậy, việc phải ước lượng kinh phí nghiên cứu là vì:

- Kinh phí nghiên cứu là một yếu tố để nhà quản trị cấp trên cân nhắc khi phân tích chi phí bỏ ra so với lợi ích thu được.

- Từ đó đề ra quyết định, để người nghiên cứu thực hiện.

Tóm lại: Các điểm vừa trình bày, trên đây về nội dung của kế hoạch nghiên cứu, là các điểm mang tính chất hướng dẫn tổng quát.

- Mỗi một công ty, mỗi công trình nghiên cứu sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau. Nhưng nói chung thì bằng cách này hay cách khác một cuộc nghiên cứu cũng sẽ phải hội đủ 3 nội dung đã trình bày trong kế hoạch và đề cương nghiên cứu cuối cùng là:

+ Xác định mục tiêu và nhu cầu thông tin + Nội dung và phương pháp nghiên cứu + Tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, bản đề cương và kế hoạch nghiên cứu còn phải quan tâm đến những vấn đề quan trọng khác như:

+ Cách trình bày các kết quả tìm thấy và kiến nghị sẽ như thế nào?

+ Các dữ liệu thu thập được sẽ trình bày dưới dạng các bảng, biểu, các biểu đồ, phim đèn chiếu ( Slides), hay bằng các hình thức nào khác.

+ Báo cáo cho các nhà quản trị cấp cao sẽ phải khác với báo cáo dành cho các nhà quản trị cấp dưới:

. Đối với cấp dưới: Phương pháp trình bày: cần đi sâu vào chi tiết . Đối với cấp trên: Đòi hỏi ít chi tiết, cần tập trung vào cách nhìn tổng quát. (hoàn toàn ngược lại với cấp dưới).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)