PHÂN LOẠI DỮ LIỆU: Có 2 cách phân loại dữ liệu:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 45 - 47)

- Theo bản chất (Đặc tính) của dữ liệu. - Theo chức năng của dữ liệu.

1) Bản chất (đặc tính) của dữ liệu:

Dựa vào đặc tính của dữ liệu, có thể phân dữ liệu ra các loại như sau:

1.1 Sự kiện: thuật ngữ này bao gồm những sự lượng định hoặc đo lường về những gì thật sự tồn tại hay đã tồn tại.

Sự kiện gồm các loại như sau:

Dân số (nhân khẩu) học: Là dữ kiện thường dùng trong tư liệu, trong tiếp thị, trong việc mô tả kinh tế.

Ví dụ: Trong các cuộc thăm dò xã hội hàng năm, người ta biết được lợi tức của 1 gia đình là bao nhiêu, thành phần gia đình như thế nào, tuổi tác của mọi người trong gia đình... đều được coi là sự kiện dân số học.

Kiến thức (sự hiểu biết): Là những gì mà con người biết đến, hay có thể đó là những ước vọng của con người.

Ví dụ: Những vấn đề như kiến thức của người tiêu dùng, sự ý thức của họ về một sản phẩm nào đó, là những ví dụ cho thấy mức độ hiệu quả của công tác truyền thông trong quá khứ và nó cũng có ý nghĩa lớn khi xác định mục tiêu và qui mô của hoạt động quảng cáo trong tương lai.

Quan điểm, chính kiến, nhận định:

Đây là dữ kiện rất có ý nghĩa, vì nó ảnh hưởng đến cách cư xử, thái độ của nhiều người trong việc mua, bán v.v..

Dự tính: Là suy nghĩ về hành động mà dân chúng có sẵn trong đầu, - Là thái độ xử sự sắp tới của họ.

- Mức độ mà dân chúng có dự tính trong ứng xử về một hoạt động tiếp thị nào đó hay họ sẽ thay đổi ý định về hành động tiêu dùng, đó là những thông tin then chốt trong tiếp thị.

Động cơ: Việc khai thác động cơ tiêu dùng nhiều khi không làm được, thường là khó khăn trong việc xác định được nguyên nhân sâu xa bên trong của con người. Vì thế mà các nhà tiếp thị chịu trả giá cao để có tư liệu nói về động cơ thúc đẩy tiêu dùng đối với món hàng họ đưa ra.

2) Các chức năng của dữ liệu:

Dữ liệu có 4 chức năng cơ bản sau:

1. Hai chức năng đầu tiên: Đó là dữ liệu phản ánh nguyên nhân và dữ liệu phản ánh kết quả được diễn tả:

Y = f (X) Y: Hàm theo X

X: Nguyên nhân.

Ví dụ: Việc các nhà nghiên cứu muốn xem việc biểu diễn thời trang (nguyên nhân) có tác động đến người tiêu dùng mua những loại quần áo thời trang đó không? (kết quả).

2. Mô tả tình huống: Dùng để mô tả một mẫu hay phần tiêu biểu của dân cư mà cuộc nghiên cứu đã thực hiện.

3. Nhân dạng nguồn thông tin: Có nghĩa là phải làm rõ nguồn thông tin.Cụ thể là những dữ liệu về tên người đã phỏng vấn, đã quan sát; vị trí, nơi các dữ liệu được thu thập.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)