Đơn vị thực nghiệm:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 33 - 34)

IV/ THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM:

4) Đơn vị thực nghiệm:

Đơn vị thực nghiệm là các phần tử nhà nghiên cứu sử dụng để tiến hành xử lý, và cũng từ chúng, nhà nghiên cứu đo lường hiệu ứng của xử lý.

Ví dụ: Trong ví dụ trên, thì các cửa hàng là các đơn vị thực nghiệm.

Trong các thực nghiệm, các đơn vị thực nghiệm thường được chia ra thành 2 nhóm.

1. Nhóm thực nghiệm, ký hiệu là : EG (Exprimental Groups):

Nhóm thực nghiệm dùng để đo lường mối quan hệ nhân quả của các biến.

2. Nhóm kiểm soát, ký hiệu là: CG (Control Group): Nhóm này dùng để kiểm soát hiệu ứng của biến ngoại lai.

Để có thể dùng kết quả của thực nghiệm tổng quát hóa cho thị trường mục tiêu nghiên cứu, người ta chọn các đơn vị thực nghiệm bằng phương pháp ngẫu nhiên, ký hiệu là: R (Randomly Chosen).

Chúng ta có thể mô tả các thành phần của một thực nghiệm bằng các chỉ số sau đây:

+ Ký hiệu X: Biến số độc lập; Chỉ hướng tác động một thử nghiệm nào đó vào một nhóm nào đó.

+ Ký hiệu O: Đề cập đến số lần quan sát hay đo lường (lượng định) của biến số phụ thuộc theo đơn vị phân tích (cá nhân, nhóm, đối tượng, sự vật). Nếu có hơn 1 lần đo lường thì ta thêm : O1, O2, O3...., các ký hiệu này cũng dùng để chỉ thời gian trước sau tiến hành lượng định.

+ Ký hiệu R: Chỉ việc đưa một cách ngẫu nhiên một đơn vị (đối tượng) nào đó để tiến hành thử nghiệm.

- Để sơ đồ hóa một số phương án thử nghiệm căn bản, ta cần lưu ý tới 3 điểm sau:

+ Thứ nhất: Cách ghi chú từ trái qua phải: Chỉ chuyển động qua thời gian, trước - sau, của các biến số thử nghiệm.

Ví dụ: Ghi R O1 X O2

Được hiểu là: Chủ đề trắc nghiệm được tiến hành trên một nhóm bất kỳ (R), một lần lượng định (đo lường) trước được tiến hành (O1), sau đó các đối tượng được xử lý thử nghiệm (X), và sau đó tiếp tục tiến hành đo lường cho lần sau O2 .

+ Thứ 2: Tất cả ghi chú trên dòng ngang chỉ ra rằng: Tất cả đối tượng thuộc cùng một nhóm đều chịu các bước xử lý thử nghiệm đó.

+ Thứ 3: Ghi chú theo cột thẳng đứng và nối tiếp chiều thẳng đứng: Chỉ các biến số diễn ra đồng thời.

Ví dụ: R O1 X O2

R X O3

> Trục thời gian

Sơ đồ này cho thấy: Hai nhóm đối tượng được chỉ định ngẫu nhiên (R) được đưa vào thử nghiệm cùng thời gian.

. Cùng được trải qua một cách xử lý (X)

. Nhóm một đã tiến hành đo lường trước và sau thử nghiệm (O1, O2) . Nhóm hai chỉ tiến hành đo lường sau thử nghiệm (O3) (lượng định hậu Test: O3)

. O3 được tiến hành đồng thời với O2

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)