Subsidiary (Công ty phụ thuộc)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 112 - 114)

Một công ty bị kiểm soát bởi một công ty khác. Sự kiểm soát xảy ra khi công ty kiểm soát sở hữu hơn 50% cổ phần thường của công ty bị kiểm soát. Khi công ty mẹ sở hữu 100% cổ phần thường, công ty phụ thuộc đó được gọi là bị sở hữu hoàn toàn (wholly-owned). Khi công ty phụ thuộc hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia khác, nó được gọi là công ty phụ thuộc ở nước ngoài. Công ty nắm quyền được gọi là công ty chủ vốn (holding company) hoặc công ty mẹ (parent). Một công ty phụ thuộc là một công ty có những điều lệ riêng

và không phải là một phòng ban/bộ phận của công ty kiểm soát.

191. Substantial Lessening of Competition (Sút giảm

thực sự tính cạnh tranh)

Xem Sức mạnh đối với thị trường (Market Power) 192. Sunk Costs (Chi phí chìm)

Chi phí chìm là chi phí sau khi đã phát sinh thì không thể tái sử dụng được nữa. Chi phí chìm xảy ra bởi một số hoạt động cần những tài sản chuyên biệt mà những tài sản này không thể sẵn sàng được chuyển đổi sang sử dụng cho những hoạt động khác. Thị trường hàng hóa đã qua sử dụng cho những tài sản này như vậy chỉ có giới hạn. Chi phí chìm luôn luôn là chi phí cố định (xem chi phí (costs)) nhưng không phải mọi chi phí cố định đều là chi phí chìm.

Các ví dụ về chi phí chìm là các đầu tư vào những thiết bị chỉ có thể sản xuất một loại sản phẩm đặc biệt, đầu tư phát triển sản phẩm chỉ cho một tầng lớp khách hàng riêng biệt, chi tiêu quảng cáo và chi tiêu R&D. Nói một cách tổng quát, đây là những tài sản đặc thù của doanh nghiệp.

Sự vắng mặt của chi phí chìm là một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại của thị trường có tính cạnh tranh (contestable

markets). Khi chi phí chìm tồn tại, doanh nghiệp đối mặt với

rào cản rút khỏi ngành (barrier to exit). Việc thoát khỏi ngành một cách tự do và không tốn chi phí là điều cần thiết cho tính có thể cạnh tranh (contestability). Chi phí chìm cũng dẫn tới rào cản gia nhập (barriers to entry). Sự tồn tại của chúng làm tăng những cam kết của các doanh nghiệp đi trước với thị trường và có thể đưa ra một tín hiệu về sự sẵn lòng phản ứng một cách hết sức mạnh mẽ với sự thâm nhập.

Xem Tính có thể cạnh tranh (Contestability).

194. Tacit Collusion (Thỏa thuận ngầm)

Xem Cấu kết (Collusion), Quan hệ song hành có ý thức (Conscious Parallelism).

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)