Extraterritoriality (Đặc quyền ngoại giao)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 60 - 61)

Để chỉ trường hợp áp dụng luật của một quốc gia bên trong quyền tài phán của một quốc gia khác. Trong bối cảnh của luật cạnh tranh, chủ đề về đặc quyền ngoại giao có thể nảy sinh nếu các hành vi kinh doanh của doanh nghiệp trong một nước có tác động chống lại cạnh tranh trong một quốc gia khác mà ở đó nó bị coi là vi phạm luật pháp của họ. Ví dụ một cácten xuất khẩu (export cartel) được thành lập bởi một số công ty được miễn trừ khỏi luật cạnh tranh của một quốc gia A nhưng lại có thể bị coi như đã có thỏa thuận định giá (price-fixing agreement) để hạn chế cạnh tranh

trên thị trường của một quốc gia B và điều này vi phạm luật

chống tờ rớt (antitrust) của quốc gia B này. Một trường hợp khác có thể xảy ra khi sáp nhập hai công ty là đối thủ cạnh tranh trong một quốc gia sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh ở thị trường của một quốc gia khác. (Điều này sẽ xảy ra nếu công ty được sáp nhập có mục tiêu ưu tiên là hướng tới xuất khẩu và chiếm một thị phần lớn trong quốc gia nhập khẩu).

Việc liệu một công ty có bị kết tội trong việc vi phạm luật pháp cạnh tranh của một quốc gia khác hay không phụ thuộc quan trọng vào mối liên hệ về chủ quyền giữa các quốc gia liên quan nơi sự vi phạm xảy ra, tính hợp pháp của hành vi kinh doanh hoặc hành động trong quốc gia xuất xứ và sự tồn tại của những công ty chi nhánh và những tài sản lớn trong quốc gia bị tác động đối với những hành động pháp lí có thể được sử dụng.

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)