Cournot (Nash) Equilibrium (Điểm cân bằng Cournot (Nash))

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 43 - 44)

Cournot (Nash))

Mô hình Cournot về độc quyền nhóm bán (oligopoly) giả định rằng các doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất các sản phẩm đồng nhất và mỗi doanh nghiệp sẽ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận bằng cách chọn mức sản lượng mà nó sản xuất. Mọi doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng một cách đồng thời. Giả định căn bản trong mô hình Cournot cho rằng mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản lượng của nó, dựa trên sản lượng đã được định trước của các đối thủ cạnh tranh. Kết quả sẽ là điểm cân bằng Nash (Nash equilibrium) trong sản lượng, còn được gọi là điểm cân bằng Cournot (Nash).

Mô hình Cournot cung cấp một số kết quả rất quan trọng cho kinh tế học công nghiệp. Đầu tiên, có thể thấy rằng trong hầu hết mọi trường hợp, giá cả sẽ không bằng với chi phí biên (xem giá cả (costs)) và hiệu quả Pareto (Pareto efficiency) là không đạt được. Hơn nữa, mức độ mà trong đó giá cả mỗi doanh nghiệp vượt quá chi phí biên sẽ tỉ lệ trực tiếp với thị phần của doanh nghiệp và tỉ lệ nghịch với độ co giãn của nhu cầu (elasticity of demand) của thị trường.

Nếu độc quyền nhóm bán là cân xứng, có nghĩa là mọi doanh nghiệp có sản phẩm và giá cả tương tự thì mức độ mà giá cả vượt quá chi phí biên liên hệ nghịch đảo với số doanh nghiệp. Như vậy, khi số doanh nghiệp tăng lên, điểm cân bằng sẽ là ở mức cạnh tranh hoàn hảo (pefect competition).

Tổng quát hơn người ta thấy rằng, đối với ngành mà giá cả vượt quá chi phí biên tỉ lệ trực tiếp với chỉ số Herfindahl-

Hirschman (Herfindahl-Hirschman Index) về sự tập trung.

Khi sự tập trung tăng lên, hoạt động của ngành công nghiệp sẽ sai lệch nhiều hơn với tiêu chuẩn cạnh tranh hoàn hảo. Xem Cân bằng Bertrand (Nash) (Bertrand (Nash) equilibrium).

50.Crisis Cartel (Cácten khủng hoảng)

Xem Cácten (Cartel)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)