Số lượng được yêu cầu của một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc không chỉ vào giá cả của nó (xem độ co giãn của nhu cầu (elasticity of demand)) và giá cả của những sản phẩm có liên quan (xem độ co giãn chéo của nhu cầu theo giá (cross price elasticity of demand)) mà còn vào những nhân tố khác như thu nhập. Việc mua một số loại hàng hóa nào đó có thể đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi trong thu nhập danh nghĩa và thực tế. Do đó, khái niệm độ co giãn của nhu cầu theo thu nhập đo lường % thay đổi về nhu cầu trong một loại hàng hóa nào đó do sự thay đổi 1% trong thu nhập. Độ co giãn của nhu cầu theo thu nhập có thể là một con số âm hoặc dương và sẽ được dùng để phân loại hàng hóa thành hai loại là hàng hóa “bình thường” (normal) hoặc “hàng hóa thứ cấp” (inferior) hay còn được gọi là hàng hóa “cần thiết” (necessities) hoặc “xa xỉ” (luxuries). Nếu thu nhập tăng lên làm nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó giảm đi thì nó có thể được xếp vào loại hàng hóa “thứ cấp”. Ngược lại, là loại hàng hóa “bình thường”. Dầu margarine trong các nghiên cứu trước đây thường được thấy rằng có nhu cầu giảm xuống khi thu nhập tăng lên có thể vì người ta chuyển sang dùng bơ. Tuy nhiên, kết quả này có thể trở nên không chính xác lắm vào ngày nay bởi vì các mối lo ngại liên quan đến bệnh tim, nồng độ cholesterol và những thông tin mới về những lợi ích mà dầu margarine mang lại. Ví dụ này cho thấy sự thiếu chính xác nếu cố gắng tổng quát hóa hoặc phân loại sản phẩm dựa trên khái niệm độ co giãn của nhu cầu theo thu nhập.
103. Increasing Returns to Scale (Lợi nhuận tăng theo
qui mô)
Xem Lợi thế kinh tế theo qui mô (Economies of Scale)