Predatory Pricing (Định giá để bán phá giá)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 91 - 92)

Một chiến lược có tính toán cẩn thận, thường được sử dụng bởi doanh nghiệp chi phối, nhằm đẩy các đối thủ cạnh

tranh ra khỏi thị trường bằng việc định giá rất thấp hoặc bán với giá dưới chi phí biên (incremental costs) (trong thực tế thường bằng với chi phí khả biến trung bình). Khi người phá giá đã thành công trong việc đẩy những đối thủ cạnh tranh hiện tại ra khỏi thị trường và ngăn cản sự xâm nhập mới của các doanh nghiệp khác, nó có thể tăng giá và kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Các tài liệu kinh tế về lí do và hiệu quả của việc định giá để bán phá giá rất phong phú. Nhiều nhà kinh tế đã đặt câu hỏi về tính hợp lí của việc định giá để bán phá giá trên những nền tảng như: mục tiêu hất đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường không dễ dàng đạt được; giả định về tính tương đối hiệu quả của thị trường vốn; sự xâm nhập và tái xâm nhập của các công ty khi không có các rào cản làm giảm cơ may của những người phá giá trong việc bù đắp lại những khoản lỗ trong thời kỳ phá giá.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lí luận rằng việc định giá để bán phá giá có thể khả thi nếu nó được tiến hành để làm “suy yếu” (soften) đối thủ cạnh tranh nhằm mục tiêu thôn tính về sau hoặc nếu đối thủ tiềm tàng của việc bán phá giá có ít thông tin về chi phí và nhu cầu thị trường hơn là người bán phá giá.

154. Preemption of Facilities (Ngăn chặn trước)

Xem Rào cản gia nhập (Barriers to Entry), Hành vi chống cạnh tranh (Anticompetitive Practices).

155. Price Cartel (Cácten giá)

Xem Cácten (Cartel)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)