Dominant Firm (Doanh nghiệp chi phối)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 50 - 51)

Một doanh nghiệp chi phối là một doanh nghiệp chiếm một thị trường đáng kể trên thị trường và có một thị phần lớn hơn hẳn đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nó. Doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp chi phối điển hình khi có thị phần (market share) là 40% hoặc hơn nữa. Doanh nghiệp chi phối có thể làm tăng các mối quan ngại về cạnh tranh khi nó có khả năng ấn định giá một cách độc lập.

Một ngành công nghiệp với một doanh nghiệp chi phối thường được coi như mô hình độc quyền nhóm bán (oligopoly) vì chỉ có một số nhỏ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây sẽ là độc quyền nhóm không cân xứng (asymmetric) bởi vì các doanh nghiệp không có qui mô như nhau. Thường thường, một doanh nghiệp chi phối phải đối mặt với một số kẻ cạnh tranh nhỏ, còn được gọi là người cạnh tranh bên lề (competitive fringe). Những người cạnh tranh bên lề thường bao gồm cả một số kẻ xâm nhập tiềm năng. Như vậy, doanh nghiệp chi phối có thể là một doanh nghiệp độc quyền đối mặt với những kẻ xâm nhập tiềm năng. Cũng như một doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp chi phối có một một đường cầu dốc xuống. Tuy nhiên, không giống như trong trường hợp độc quyền, doanh nghiệp chi phối phải tính đến những doanh nghiệp cạnh tranh bên lề trong quá trình quyết định giá và sản lượng của họ. Sẽ là điều bình thường nếu giả định rằng doanh nghiệp chi phối có một số lợi thế cạnh tranh (như là giá thấp) so với doanh nghiệp bên lề.

Thuật ngữ “doanh nghiệp cạnh tranh bên lề” xuất phát từ nền tảng lí thuyết về giá cả của doanh nghiệp chi phối. Người ta thường giả định rằng doanh nghiệp chi phối quyết định giá cả sau khi trao một phần thị trường cho các doanh nghiệp cạnh tranh bên lề và sau đó thì các doanh nghiệp bên lề này sẽ chấp nhận giá cả như một yếu tố đã có sẵn.

Doanh nghiệp chi phối có thể là mục tiêu của chính sách cạnh tranh khi nó đạt tới hoặc giữ được vị trí chi phối của họ nhờ các hành vi phản cạnh tranh. Xem Lạm dụng vị thế chi phối (Abuse of Dominant Position).

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)