Oligopoly (Độc quyền nhóm bán)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 87 - 88)

Độc quyền nhóm bán là một thị trường có đặc trưng bởi một số nhỏ các doanh nghiệp ý thức được rằng họ phụ thuộc với nhau trong chính sách về giá cả và sản lượng. Số lượng doanh nghiệp cũng đủ nhỏ để cho phép mỗi doanh nghiệp có

sức mạnh đối với thị trường (market power).

Độc quyền nhóm bán có khác biệt đáng kể so với cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) bởi vì mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm phải tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa họ; khác với cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition) bởi vì các doanh nghiệp có một sự kiểm soát nào đó đối với giá cả và với độc quyền (monopoly) bởi vì nhà độc quyền không có đối thủ. Nói chung, sự phân tích về độc quyền nhóm bán liên quan đến các tác động phụ thuộc tương hỗ giữa các doanh nghiệp trong các quyết định về giá cả và sản lượng.

Có một số hình thức độc quyền nhóm bán khác nhau. Khi tất cả các doanh nghiệp có cùng (hoặc gần cùng) một qui mô như nhau, đây là độc quyền nhóm bán cân xứng. Nếu không phải trường hợp này thì được gọi là độc quyền nhóm bán không cân xứng. Một dạng độc quyền nhóm bán không cân xứng điển hình là doanh nghiệp chi phối (dominant firm). Một ngành có độc quyền nhóm bán có thể sản xuất các sản phẩm đồng nhất/không khác biệt (homogeneous/

undifferentiated) hoặc nó có thể sản xuất sản phẩm không đồng nhất/khác biệt (heterogeneous/ differentiated).

Sự phân tích hành vi độc quyền nhóm bán thường giả định về độc quyền nhóm bán cân xứng, thường là lưỡng độc quyền bán (duopoly). Tuỳ thuộc vào việc độc quyền nhóm bán là khác biệt hoặc không khác biệt, điểm quan trọng là xác định cách thức các doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh họ nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau.

Nói chung, có hai cách tiếp cận tổng quát cho vấn đề này. Cách thứ nhất là giả định các doanh nghiệp hành động hợp tác với nhau. Như vậy, họ thông đồng để tối đa hóa lợi nhuận độc quyền kết hợp (joint monopoly profits). Cách thứ hai là giả định rằng các doanh nghiệp này hành động độc lập hoặc không hợp tác. Sự phân tích hành vi độc quyền nhóm bán dưới giả định các doanh nghiệp không hợp tác hình thành nên căn bản về lí thuyết độc quyền nhóm bán.

Trong lí thuyết về độc quyền nhóm bán không hợp tác, có sự phân biệt giữa các mô hình trong đó doanh nghiệp chọn số lượng và mô hình mà doanh nghiệp chọn giá cả. Mô hình về xác định sản lượng thường được biết đến dưới cái tên mô hình Cournot và mô hình xác định giá cả được biết đến như mô hình Bertrand.

143. Oligopsony (Độc quyền nhóm mua)

Xem Độc quyền mua (Monopsony)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)