Price Fixing Agreement (Thỏa thuận ấn định giá)

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 93 - 94)

dùng không thể kiếm lợi bằng cách bán lại hàng hoá và dịch vụ đó cho người tiêu dùng khác. Phân biệt giá có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, bao gồm cả việc định những giá khác nhau cho những nhóm tuổi khác nhau, khu vực địa lí khác nhau và những loại người tiêu dùng khác nhau (ví dụ như người sử dụng điện tiêu dùng với người sử dụng điện với mục đích kinh doanh).

Khi những thị trường phụ có thể được định dạng và phân khúc thì doanh nghiệp có thể tìm được lợi nhuận nếu định giá cao hơn ở thị trường mà nhu cầu ít co giãn (xem Độ co giãn của cầu (Elasticity of Demand)). Điều này có thể dẫn tới làm tăng tổng sản lượng, là một tác động ủng hộ cạnh tranh.

Sự phân biệt giá cũng có thể có kết quả chống lại cạnh tranh. Ví dụ, doanh nghiệp chi phối (dominant firms) có thể hạ thấp giá trong những thị trường nào đó để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh mạnh ở địa phương. Tuy nhiên, còn có sự tranh cãi đáng kể về việc liệu sự phân biệt giá có thực sự là một công cụ trong việc hạn chế cạnh tranh hay không.

Phân biệt giá cũng thích hợp trong những ngành bị điều tiết khi người ta thường định những giá khác nhau tại những thời điểm khác nhau hoặc định giá thấp hơn cho những người mua số lượng lớn.

157. Price Fixing Agreement (Thỏa thuận ấn định giá) giá)

Một thỏa thuận giữa những người bán để tăng hoặc ấn định giá nhằm hạn chế sự cạnh tranh giữa các công ty và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Thỏa thuận ấn định giá được thiết lập bởi những công ty cố gắng hành động một cách tập

thể như độc quyền (monopoly). Để chi tiết hơn, xin xem các mục từ Thỏa thuận (Agreement), Cácten (cartel), Cấu kết (collusion).

Một phần của tài liệu THUẬT NGỮ KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG NGHIỆP VÀ LUẬT CẠNH TRANH (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)