Kiến nghị về sự quản lý các làng nghề của nhà nước

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 52 - 55)

Ở nước ta hiện nay, do sự nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất dẫn đến tình trạng không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cho nên không thể đáp ứng được các đơn hàng lớn của nước ngoài, bạn hàng phải tìm đến các đối tác khu vực nước khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ và năng lực tổ chức sản xuất. Do vậy, nhà nước cần có kế hoạch tập trung quản lý các

làng nghề, tạo mối quan hệ tác động lẫn nhau và có thể bổ trợ cho nhau chỉ cần thiết, tạo liên kết giữa các làng nghề, các cơ sở sản xuất, để có thể tạo nên một quy mô sản xuất rộng hơn, nguồn vốn nhiều hơn, nhằm đáp ứng được các đơn hàng lớn hơn.

Cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục, khuyến khích phát triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghê tại các nơi có điều kiện phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận dụng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đầu tư khôi phục làng nghề TCMN truyền thống trong nước, củng cố các làng nghề đang hoạt động.

Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các dự án đầu tư trồng mới rừng, trồng các loại cây lấy nguyên liệu khách cho sản xuất hàng TCMN phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài trong xuất khẩu hàng TCMN. Hỗ trợ cho các cơ sở giao thông vận tải cho quy trình khai thác nguyên liệu, cũng như có chính sách khuyến khích các trang trại trồng vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến nguyên liệu phát triển.

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 52 - 55)