Về kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 31 - 36)

Bằng các phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp đã được điều tra phỏng vấn ở trên thu thập số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước qua các phương pháp xử lý số liệu ta có các dữ liệu thứ cấp.

Bảng 3.2: Bảng kim ngạch xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu

Năm KNXK Tốc độ tăng trưởng( %)

2006 1.5 - 2007 2.1 40 2008 1.9 -9.5 2009 2.3 21.1 2010 2.6 13 Tổng 10.4 -

Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006- 2010

Bảng 3.3 : Bảng tỷ trọng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản so với tổng KNXK hàng TCMN của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu Năm Tổng KNXK KNXK sang Nhật Bản Tỷ trọng (%) 2006 10.6 1.5 14.1 2007 12.7 2.1 16.5 2008 15.2 1.9 12.5 2009 14.3 2.3 16.1 2010 18.5 2.6 14.1 Tổng 71.3 10.4 14.6

Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006- 2010

Bảng 3.4: Bảng KNXK hàng TCMN của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội sang các thị trường

Năm Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010 Nhật Bản 1.5 2.1 1.9 2.3 2.6 Hoa Kỳ 1.3 2.3 2.2 2.0 2.5 EU 1.4 2.0 2.3 1.9 2.7 Nga 1.2 1.7 1.8 1.7 2.2 Canada 1.1 1.9 1.6 1.5 2.3 Hàn Quốc 1.2 1.3 1.5 1.6 1.5 Đức 1.4 0.8 1.2 1.7 1.7 Pháp 1.0 0.5 1.5 1.6 1.8 Thị trường khác 0.5 0.1 1.2 0.3 1.2

Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006- 2010

Nhìn vào bảng số liệu 3.2 và bảng 3.3 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của công ty năm 2007 đạt 2.1 Tr.USD chiếm 16.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của hàng TMCN có xu hướng giảm là 1.9 Tr.USD chiếm 12.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân của sự suy giảm đó là ảnh hưởng suy thoái toàn cầu. Thêm vào đó là do sự biến động của thị trường này và do kiểu dáng mẫu mã của công ty không được thay đổi phù hợp. Hơn thế nữa, hàng TCMN Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc, Ấn Độ, v.v…Sau khi nắm bắt được nguyên nhân giảm sút công ty đã cố gắng khắc phục và củng cố đến năm 2009 công ty xuất khẩu

sang thị trường này đạt 2.3 Tr.USD, chiếm 16.1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.và 2.3 triệu USD vào năm 2009 tương đương 16.70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tình hình kinh tế suy thoái từ cuối năm 2009, để đạt và vượt mức kế hoạch đã thực hiện năm 2008 là cả một sự nỗ lực và cố gắng lớn của công ty.

Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2009. Bước sang năm 2010, chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với nhiều khó khăn đã và đang phải đương đầu, tuy nhiên Tổng công ty vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu là 2.62 triệu USD sang thị trường Nhật Bản. Trong 3 tháng đầu năm 2010, các khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đ ã thể hiện rõ thông qua kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội. Riêng về mặt hàng TCMN, 2 tháng 1 và 2 năm 2010 mới xuất được với tổng trị giá 40 ngàn USD. Nguyên nhân một phần do những tháng đầu năm chủ yếu tập trung sản xuất hàng và giao hàng của các đơn hàng cuối năm 2009, các đơn hàng thường theo mùa vụ và chủ yếu tập trung vào tháng 5,6 và cuối năm (phục vụ cho Lễ Giáng sinh và mùa xuân). Khó khăn của kinh tế thế giới cũng đã tác động mạnh tới việc kinh doanh của Tổng công ty, thể hiện qua việc số lượng đặt hàng của các khách hàng nước ngoài giảm hơn so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, giá nguyên liệu và nhân công tại Việt Nam lại có xu hướng tăng, khiến cho xuất khẩu hàng TCMN của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tổng công ty phải chấp nhận mức lời thấp, thậm chí hòa vốn cho một số đơn hàng khách đặt để có hợp đồng, giữ khách hàng, cũng như tạo công ăn việc làm cho công nhân. Ngoài ra, lượng hàng tiêu thụ giảm sút đó là do nguồn nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu mà thị trường cần. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm cho ngành thủ công mỹ nghệ chưa có được nhiều đóng góp đó là chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường, mẫu mã, kiểu dáng chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

Nhìn vào bảng số liệu 3.3, ta thấy tỷ trọng các mặt hàng mà Tổng công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá cao. Năm 2009, KNXK xuất khẩu giảm sút rõ dệt thể hiện năm 2008 thì tổng KNXK là 15.2 Tr.USD nhưng đến năm 2009 tổng KNXK là 14.3 Tr.USD. Tuy nhiên, KNXK sang thị trường Nhật Bản của Tổng công ty vẫn

được duy trì và chiếm tỷ trọng 16.1%. Qua đó, ta thấy được thị trường Nhật Bản vẫn giữ vị thế trong các thị trường xuất khẩu và đầy tiềm năng của công ty. Bởi vậy, trong thời gian vừa qua công ty luôn quan tâm, nghiên cứu và tăng cường xúc tiến thông qua các hoạt động quảng bá, marketing…để ngày càng chiếm lĩnh được thị trường này.

Nhìn vào bảng số liệu 3.4, Tổng công ty Thương Mại Hà Nội xuất khẩu hàng TCMN sang rất nhiều thị trường như: Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, EU, Canada, Đức, Pháp và một số thị trường khác. Trong số các thị trường trên thì có Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU là ba thị trường mục tiêu lớn nhất. Phải kể đến thị trường Nhật Bản luôn chiếm KNXK lớn nhất trong ba thị trường mục tiêu. Trong giai đoạn từ năm 2006-2010 KNXK sang thị trường Nhật Bản đạt khoảng từ 1.5 – 2.6 Tr.USD. Mặc dù trải qua rất nhiều tác động từ kinh tế thế giới, về chính sách của Nhà nước, về nguồn nguyên liệu nhưng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản hiện nay vẫn đang được duy trì. Hiện nay, với mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản là 36.952 USD đứng thứ hai sau Pháp là 41.006 USD. Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản cao giúp cho hoạt động xuất khẩu của chúng ta thuận lợi hơn trong việc thanh khoản được thực hiện nhanh chóng. Cùng với đó là quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng diễn ra tốt đẹp thông qua hiệp định đối tác kinh tế được ký kết vào năm 2008 vừa qua. Không những thế, Nhật Bản còn là quốc gia có nền văn hoá truyền thống nên họ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính chất đậm nét văn hoá đặc sắc để trang trí nội thất…và họ hướng đến sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên. Từ những lý do trên mà không những Tổng công ty Thương Mại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nên tập trung khai thác thị trường Nhật Bản – một thị trường đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 31 - 36)