Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 49 - 51)

4.3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu

Chất lượng nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào các yếu tố tiến bộ kỹ thuật, phương pháp công nghệ, khâu kiểm tra. Để đảm bảo nâng cao và nâng cao chất lượng nguyên liệu cần thực hiện công tác sau:

Kiểm tra nghiêm ngặt sự tôn trọng trình độ công nghệ. Cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ những người trực tiếp sản xuất có đảm bảo đủ công đoạn sản xuất không, nếu một khâu trong công đoạn nào đó mà không thực hiện thì sản phẩm sản xuất đều có thể bị hư hỏng, kém phẩm chất, ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu.

Kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn việc giao nhận nguyên vật liệu và tổ chức quản lý nguyên vật liệu vì chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.

Tổ chức cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ, đồng bộ và đảm bảo chất lượng.

Tóm lại, chất lượng nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm. Từ việc đảm bảo nguyên liệu giúp cho các doanh nghiệp có tính chủ động và khả năng cung ứng sản phẩm một cách nhanh chóng. Nó không chỉ tạo sự ổn định về chất lượng mà còn giảm được những hao phí không đáng có do sản phẩm hong hay bị trả lại, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động và giảm được giá thành sản phẩm, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo đồng nghĩa với việc nâng cao uy tín của công ty trên thị trường thông qua đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, tạo sự yên tâm trong tiêu dùng sản phẩm. Từ đó thu hút khách hàng nhiều hơn.

4.3.2.2 Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định và chất lượng cao

Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì nguyên liệu sản xuất có đạt yêu cầu hay

không là điều quan trọng. Công ty cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với người cung ứng đồng thời phải tìm thêm những nguồn cung ứng khác. Hiện nay, các nguồn nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ càng ngày càng khan hiếm và trở thành khó khăn cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Để khắc phục tình trạng này công ty có thể nghiên cứu và tự tìm ra các loại nguyên liệu khác nhau, giảm sự phụ thuộc vào các loại nguyên liệu tự nhiên, kết hợp các cơ sở nghiên cứu với cơ sở sản xuất…

Bên cạnh đó công ty cũng cần thu thập các thông tin về nguồn cung ứng nhà cung cấp về độ tin cậy: nguyên liệu của họ đảm bảo về chất lượng, về yêu cầu sản xuất hay không. Công ty cần tạo cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng giao hàng đúng thời hạn, đảm bảo đối tác tin tưởng với doanh nghiệp mình qua đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đối với hoạt động xuất khẩu TCMN của Việt Nam thì việc này càng quan trọng. Bởi vì nguồn hàng cung cấp cho xuất khẩu nhỏ lẻ manh mún do việc sản xuất chúng thường không tập trung được lớn. Nhất là trong điều kiện hiện nay việc sản xuất hàng TCMN gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu không ổn định, khó cho việc thực hiện hợp đồng lớn.

Phải tham khảo về giá nguyên vật liệu trên thị trường, giá cả của đối thủ cạnh tranh với người cung ứng để tránh tình trạng bị ép giá hay mua phải nguyên liệu chất lượng kém. Từ các thông tin trên công ty nghiên cứu, lựa chọn cho mình nguồn cung ứng ổn định và lâu dài.

4.3.2.3 Đầu tư vào hoạt động tạo nguồn hàng và tìm kiếm một số nguồn hàng mới

Công ty cần nghiên cứu khả năng cung cấp hàng TCMN của các đơn vị mà công ty thu mua, xem xét giới hạn cung cấp của họ. Muốn có nguồn hàng ổn định thì công ty cần đầu tư nguồn lực cho các cơ sở sản xuất nhất là nguồn vốn, làm cho họ cảm thấy yên tâm hơn trong sản xuất. Ngoài ra, trong quá xúc tiến xuất khẩu TCMN từ các hợp đồng công ty cần có những đóng góp hơn nữa về kỹ thuật, chất lượng, chủng loại hàng có khả năng tăng cao trong thời gian tới như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren…với các cơ sở sản xuất để họ đảm bảo cung cấp hàng đúng yêu cầu về chất lượng và thời gian. Tóm lại, công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ sở sản xuất TCMN để đảm bảo có nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu TCMN

Tùy theo khả năng đáp ứng nhu cầu mặt hàng mà công ty cần áp dụng những hình thức mua phù hợp nhất sao cho lựa chọn nguồn hàng với giá cả hợp lý, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Các hình thức thu mua mà công ty có thể áp dụng là: mua gom từ các cơ sở sản xuất hoặc mua bằng việc ký kết hợp đồng lơn hơn với các cơ sở sản xuất TCMN.

Công ty nên tổ chức mạng lưới thu mua sản phẩm TCMN cũng như nguyên vật liệu hợp lý , nếu thấy cần thiết có thể tổ chức thu mua đến tận nguồn cung cấp. Mạng lưới thu mua nên thay đổi linh hoạt bám sát nguồn hàng trên cơ sở nhanh nhạy về thông tin về giá cả…tránh hiện tượng ép giá cao. Với cách làm này công ty có thể thu mua được nhiều nguồn hàng kể cả từ những nguồn hàng nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 49 - 51)