Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 40 - 43)

4.1.1Những thành công đã đạt được

Tổng công ty Thương Mại Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong cả nước về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Mấy năm gần đây, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng nhanh về doanh thu, về kim ngạch xuất khẩu và đã nhiều lần được thưởng xuất khẩu ở mức cao nhất. Và điều đó được thể hiện trong những thành công sau đây mà công ty đã đạt được:

Thứ nhất, Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của

công ty tăng trưởng khá nhanh. Với năm 2005 chỉ chiếm 1.5 Tr.USD đến năm 2010 đạt 2.6 Tr. USD. Để thực hiện được như vậy công ty đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, trong đó xúc tiến thương mại được quan tâm hàng đầu.

Thứ hai, Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng TCMN luôn được công ty quan tâm, tìm

hiểu thị trường, định hướng đúng đắn cho từng mặt hàng. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có những chuyển biến tích cực, cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm sản phẩm thô trong đó mặt hàng gốm sứ có tỷ lệ xuất khẩu là khoảng 60%.

Thứ ba, Nhận thấy được xu thế phát triển của ngành hàng TCMN, ngay từ đầu công ty

đã mạnh dạn đầu tư và liên kết với các nghệ nhân và thợ lành nghề tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương…Cùng với đó Công ty đặc biệt quan tâm đến nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu TCMN. Công ty đã thành lập Xí nghiệp Gốm Chu Đậu, Xí nghiệp Sắt Bình Dương, nắm cổ phần chi phối công ty cổ phần sứ Bát Tràng, sáng lập và chi phối công ty mành trúc Hapro Bình Minh.

Thứ tư, Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước,

mối quan hệ này có được nhờ quá trình lịch sử của mình, mối quan hệ này đang được củng cố và phát triển. Công ty có quan hệ làm ăn với trên 100 làng nghề tại 16 tỉnh thành trong cả nước. Việt Nam thường xuyên củng cố quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, cũng như quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ

nghệ trong nước. Đối với các cơ sở sản xuất thành viên của công ty luôn có những chính sách ưu tiên đơn hàng, hỗ trợ tiền làm khuôn, mẫu cho các sản phẩm.

4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công trên hàng thủ công mỹ nghệ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt là những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành mặc dù có tăng trưởng cao nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công khác còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Thể hiện ở các hạn chế sau:

- Những hạn chế:

Thứ nhất, Các doanh nghiệp ngành mây tre đan của Việt Nam nói chung và Tổng công

ty Thương Mại nói riêng đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu. Điều này đòi hỏi phải nhập khẩu phần lớn nguồn mây tre thô từ Lào và Campuchia. Nguyên liệu nhập khẩu khá nhiều nhưng chưa được kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng đúng mức. Bởi vậy, nguyên liệu nhập khẩu đưa luôn vào hoạt động sản xuất đã dẫn đến tình trạng chất lượng hàng TCMN chưa cao. Đây là một thực trạng cực kỳ đáng lo ngại cho hàng TCMN của Việt Nam.

Thứ hai, KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua dù tăng

trưởng nhưng không đều, lúc tăng nhanh, lúc tăng chậm và đôi khi còn giảm xuống so với năm trước. Cụ thể nhìn vào KNXK năm 2007 là 2.1 Tr. USD nhưng đến năm 2008 KNXK là 1.9 Tr.USD.

Thứ ba, Cơ cấu mặt hàng chuyển dịch chưa cao, chưa đồng đều vẫn chủ yếu tập trung

vào xuất khẩu mặt hàng gỗ mỹ nghệ, gốm sứ. Trong khi các mặt hàng như thêu ren, sơn mài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định thì chưa được công ty chú trọng.

- Nguyên nhân của hạn chế: Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Trong hoạt động thu mua, cung ứng sản phẩm, công ty còn phụ thuộc khá

nhiều vào nhà cung cấp, chưa chủ động trong nguồn hàng. Chính những hoạt động khai thác bừa bãi, không theo quy hoạch của người dân địa phương khiến cho công ty đối mặt với tình trạng suy giảm số lượng về nguồn cung ứng mây nội địa. Việc khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn thu nhập quan trọng cho người dân địa phương, làm giảm động lực bảo vệ rừng khỏi việc chuyển đổi và sử dụng đất không bền vững. Có tới 55% mây thu hoạch bị lãng phí trong quá trình cung ứng, từ giai đoạn trước chế biến cho tới giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất.

Thứ hai, Chất lượng nguồn nguyên liệu chưa cao dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa

cao, các tính năng, công dụng chưa mang tính thiết thực mà hầu hết các hàng TCMN chỉ mang tính chất trang trí. Việc đánh giá và kiểm tra chất lượng hàng còn phụ thuộc chủ yếu vào trực quan và kinh nghiệm của cá nhân nên còn thiếu chính xác, dẫn đến một số đơn hàng bị khách hàng khiếu nại, phải đền bù, làm hàng bù hoặc trả lại tiền cho khách. Tiếp đó, các sản phẩm TCMN Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến biến dạng và hư hỏng sản phẩm và đặc biệt là chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng của khách hàng.

Thứ ba, Về thiết kế mẫu mã nhất là đối với sản phẩm gốm sứ còn chưa có được những

sản phẩm độc đáo. Mẫu mã các mặt hàng TCMN còn theo vết mòn, chưa sáng tạo, mẫu mã ít thay đổi, việc khai thác tìm hiểu thông tin về mẫu mã mới trên mạng còn ít. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty chưa có được nhiều chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Nhật Bản.

Thứ tư, Sự tăng trưởng kinh tế quá nóng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, nhu cầu về gỗ

nguyên liệu tăng cao, hút hết về các nước này, cầu đang vượt cung, và vì vậy, chủ hàng tự làm giá. Nguyên liệu gỗ tăng là do sức ép tăng giá nhiên liệu trên thế giới, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng thêm 10 - 20 USD/m3. Dẫn đến khó khăn là trong khi giá nguyên liệu tăng cao, đầu vào cộng thêm đủ thứ chi phí làm cho sản phẩm giảm tính cạnh tranh.

Thứ năm, Quy mô sản xuất của các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ mà

công ty trực tiếp làm việc đa số là nhỏ, lẻ, thiếu sự liên kết nên dẫn tới việc không đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn.

Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân khách quan là các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nước về các vấn đề hỗ trợ vốn kinh doanh, tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng, cung cấp các thông tin kết nối giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Hiện nay các dịch vụ hỗ trợ cho công tác nghiên cứu thị trường chưa phát triển mạnh. Yếu tố biến động về giá cả các nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh…đều làm hạn chế tình hình phát triển xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w