Về cơ cấu mặt hàng TCMN xuất khẩu

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 36 - 39)

Hàng TCMN của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn tập trung lớn vào các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, gốm sứ và tiếp đến là hàng mây tre đan…Và hiện nay hàng gỗ mỹ nghệ là hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ. Và sau đây là một vài thực trạng xuất khẩu và nguyên nhân biến động hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội.

Bảng 3.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội năm 2006- 2010

Đơn vị tính : Triệu USD

Hàng Gỗ mỹ nghệ Gốm sứ Mây tre đan Thêu ren Sơn mài Hàng khác

KNXK TĐT TĐT (%) KNXK TĐT (%) KNXK TĐT (%) KNXK TĐT (%) KNXK TĐT (%) KNXK TĐT (%) 2006 1.04 - 0.23 - 0.15 - 0.05 - 0.02 - 0.01 - 2007 1.27 22.1 0.51 122 0.19 26.7 0.07 40 0.03 50 0.03 200 2008 1.07 -15.7 0.52 2.0 0.17 -10.5 0.06 -14.3 0.05 66.7 0.03 0 2009 1.36 27.1 0.47 -9.6 0.23 35.3 0.08 33.3 0.1 100 0.06 100 2010 1.5 10.3 0.61 31.9 0.21 -8.7 0.11 37.5 0.12 20 0.05 -16.7 Tổng 6.24 60 2.34 22.5 0.95 9.1 0.37 3.6 0.32 3.1 0.18 1.7

Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2006- 2010

- Với mặt hàng gỗ mỹ nghệ:

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta nhận thấy rõ dệt về tỷ trọng của hàng gỗ mỹ nghệ chiếm phần lớn trong cơ cấu hàng TCMN. Thể hiện, tổng kim ngạch xuất

khẩu gỗ mỹ nghệ giai đoạn năm 2006-2010 là khoảng 6.24 Tr.USD chiếm 60% tổng KNXK của TCMN xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với hàng gỗ mỹ nghệ là nguồn nguyên liệu luôn trong tình trạng thiếu hụt, tính chủ động thấp. Chính vì vậy mà KNXK gỗ mỹ nghệ chưa thực sự cao so với tiềm năng sẵn có của nó. Bởi vậy, tốc độ tăng trưởng không ổn định như: năm 2007 là 22.1% còn năm 2008 thì con số đó là -15.7%.

- Với mặt hàng gốm sứ:

Các sản phẩm gốm sứ mà công ty thường xuất khẩu như: tượng phật, bình lọ hoa, chén bát cổ,…Hiện nay, công ty đã có cơ sở làng nghề tại gốm sứ Bát Tràng – Hà Nội, làng gốm Chu Đậu – Hải Dương.

Dựa vào bảng số liệu của công ty ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu gốm sứ giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 22.5% so với tổng kim ngạch TCMN xuất khẩu sang Nhật Bản. Năm 2006, mặt hàng gốm sứ chiếm KNXK khoảng 0.23Tr.USD nhưng đến năm 2007 thì con số đó đã được cải thiện với KNXK khoảng 0.51 Tr.USD. Nhưng nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng hàng gốm sứ không đều, hơi thất thường. Hàng gốm sứ có xu hướng giảm là do thị trường về mặt hàng này chưa thay đổi phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng mặc dù công ty đã hết sức cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng và quảng cáo sản phẩm.

- Với mặt hàng mây tre đan:

Qua bảng số liệu trên ta thấy trị giá hàng mây tre đan trong tổng KNXK là 9.1%. Mặt hàng này cũng tăng giảm thất thường thể hiện qua các năm. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với mặt hàng mây tre đan với tốc độ tăng – 10.5%. Nguyên nhân chính đó là do mây tre đan của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các thị trường chính như Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông… về mẫu mã, chủng loại, tính năng, giá cả.

- Với mặt hàng thêu ren:

Mặt hàng thêu ren tuy chiếm kim ngạch xuất khẩu thấp nhưng trong một vài năm gần đây thì con số đó đã và đang có sự thay đổi góp phần thúc đẩy xuất khẩu TCMN nói chung. Riêng đối với năm 2008, tốc độ tăng trưởng đã rơi vào khoảng –

14.3 % đó là do giá nguyên phụ liệu phải nhập khẩu tăng cao đã dẫn đến giá thành của sản phẩm cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2009, năm 2010 thì mặt hàng này đã xuất khẩu tương đối nhiều vào Nhật Bản.

- Với mặt hàng sơn mài:

Mặt hàng sơn mài là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định so với cơ cấu các mặt hàng trong ngành TCMN. Năm 2009, tuy bị tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sơn mãi vẫn có được tốc độ tăng trưởng( 0.05Tr.USD) gấp đôi năm 2008(0.1 Tr.USD). Và trong những năm tới công ty nên tập trung vào phát triển mở rộng thị trường mặt hàng này.

- Với mặt hàng khác:

Ngoài các nhóm hàng chính như gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren, sơn mài công ty vẫn xuất khẩu các mặt hàng khác như hàng gia dụng, hàng bách hóa song đây là các mặt hàng đặc biệt đòi hỏi rất công phu, nguyên vật liệu rất đắt, cần sự khéo léo sáng tạo và độc đáo, hàng hóa được coi là sản phẩm của nghệ thuật và khách hàng cũng là đối tượng am hiểu nghệ thuật.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w