Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 44 - 46)

phẩm; mẫu mã, bao bì và nhãn mác của sản phẩm; cách thức bán hàng và hệ thống phân phối đối với sản phẩm mà doanh nghiệp dự định tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản; cách thức quảng bá, quảng cáo sản phẩm tại Nhật Bản

Có thể dự báo về khả năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản ở một số nét chính sau:

Kim ngạch xuất khẩu: Dự đoán sẽ tăng lên trong thời gian tới, mức tăng có thể chậm hơn so với các năm trước do kinh tế Nhật Bản bị tác động bởi khủng hoảng, động đất sóng thần.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Có xu hướng tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan.

Nguồn hàng cho xuất khẩu: Sẽ đáp ứng đủ, kịp thời và đúng nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản, có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, độc đáo, tinh tế, mang bản sắc riêng của văn hóa Việt.

4.2.2 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản Bản

Bên cạnh chủ trương mở rộng làng nghề, phát triển thêm doanh nghiệp chế biến nguyên liệu xuất khẩu phải đặc biệt chú trọng cân đối nguồn nguyên liệu sản xuất. Nếu nguyên liệu chúng ta không chủ động thì chúng ta vừa mất kim ngạch vừa lãng phí sức lao động đã đào tạo. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cũng như vướng mắc về thị trường.

Chúng ta phải nhìn vào giá trị thực thu thì thấy được sự đóng góp của ngành hàng thủ công mỹ nghệ là không nhỏ so với nhiều mặt hàng công nghiệp khác. Nhật Bản được xem là thị trường chính ở Châu Á. Sản phẩm thủ công là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam và được xuất khẩu khá sớm, nhất là thị trường Nhật Bản.

Và thực tế thì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã chiễm lĩnh được thị trường khó tính này.

Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 15 triệu USD, chiếm trên 12% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này so với các thị trường như: Pháp, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)...Trong giai đoạn hiện nay, người tiêu dùng Nhật có xu hướng ưa thích mua hàng gốm sứ mỹ nghệ trang trí nội thất gia đình và thay vì mua cả bộ nguyên như trước thì bây giờ họ mua đơn chiếc, mặc dù mua đơn hàng thì giá sẽ cao hơn rất nhiều. Việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng Nhật là do hiện nay đang thịnh hành mốt quà tặng nhau các đồ trang trí nội thất bằng gốm sứ trong các dịp lễ tết và họ tặng cách tặng đơn chiếc để người nhận quà dễ sử dụng trong những dịp khác nhau.

Chúng ta thấy rằng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vì vậy Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu cho năm 2011 để góp phần thực hiện các mục tiêu trong đường lối chiến lược phát triển chung bao gồm các nội dung sau:

Doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần liên kết với nhau hoặc xây dựng làng nghề hay cụm sản xuất để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất.

Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng, củng cố niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.

Trước mắt để ổn định nguyên liệu cho hàng xuất khẩu nói trên cần kiểm soát chặt chẽ nguồn song mây ra ngoại tỉnh; phát động trồng luồng như trồng mét những năm trước đây. Đồng thời xác định những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ để tạo điều kiện cho họ có đủ nguyên liệu gỗ, kể cả nhóm gỗ quý nhằm bảo đảm sản xuất.

Dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tiêu thụ khá dè dặt tại thị trường này. Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm chưa thích hợp người tiêu dùng Nhật Bản. Người Nhật thích những sản phẩm nhỏ, nhẹ, gọn gàng phù

hợp với không gian sống của họ. Hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường Nhật Bản của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới chuyển sang sản xuất những mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo, phù hợp với thị trường này. Và điều đặc biệt quan tâm đó là chủ động nguyên liệu để luôn đáp ứng được những đơn hàng với số lượng lớn và đảm bảo nguyên liệu được giám sát, kiểm tra chặt chẽ về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w