Kiến nghị về nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 52)

Nhóm hàng mây tre, lá, cói (chiếm tỷ trọng 30% nhóm hàng thủ công mỹ nghệ) có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác và thu hoạch. Vì vậy vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác vững chắc và chế biến nguyên liệu thô…

Để làm được việc đó, nhà nước nên có các chương trình như:

Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất.

Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký hợp đồng thu mua…Quy hoạch đất trồng rừng một cách hợp lý; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng, quy định thực hiện một cách nghiêm khắc đối với các dự án trồng rừng; áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trong ươm trồng rừng. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu. Nhà nước hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chương trình khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu( gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu 337 giải pháp về nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản ( lấy tổng công ty thương mại hà nội làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 52)