3.2.2.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm
Bảng 3.1: Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm
Từ bảng câu hỏi của phiếu điều tra trắc nghiệm được đưa ra trong phần phụ lục 2 và cùng với bảng 3.2 đã tổng hợp về những phương án lựa chọn mà các nhà quản lý, nhân viên trong công ty đưa ra. Căn cứ vào đó có thể thấy được một vài kết luận như sau:
Thứ nhất, Hiện nay, nguồn nguyên liệu không đủ để đáp ứng xuất khẩu hàng TCMN
với 85% người lựa chọn. Các mặt hàng TCMN truyền thống trong thời gian đầu đều dựa vào nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Tuy nhiên, do xuất phát từ ý thức của người dân kém, sự quản lý không chặt chẽ từ phía các cấp chính quyền về khai thác rừng đã dẫn đến sự khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên trầm trọng. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nguyên liệu hàng TCMN không có tính chủ động. Câu hỏi Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 Phương án 5 Phương án 6 Số phiếu TL % Số phiếu TL % Số phiếu TL % Số phiếu TL % Số phiếu TL % Số phiếu TL % 1 3 15 17 85 - - - - 2 12 60 1 5 2 10 5 25 0 0 - - 3 0 0 13 65 5 25 2 10 - - - - 4 0 0 3 15 17 85 - - - - 5 14 70 2 10 3 15 1 5 0 0 0 0 6 2 10 7 35 11 55 - - - - 7 12 60 3 15 5 25 0 0 - - - - 8 13 65 5 25 2 10 0 0 - - - -
Thứ hai, TCMN là một trong những ngành hàng mà nước ta có lợi thế so sánh. Nhóm
hàng này có lợi thế về nguồn lao động, tư liệu sản xuất và yếu tố tự nhiên. . Đó là do địa hình thời tiết và khí hậu của nước ta khá ổn định. Cùng với đó là lao động của Việt Nam khá dồi dào và giá nhân công rẻ. Với những lợi thế trên, nước ta đã có một nền tảng khá vững chắc cho việc phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động như trên nhưng nguồn
nguyên liệu phục vụ cho phát triển xuất khẩu dừng lại ở con số khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 30 – 50%. Nguồn nguyên liệu thiếu hụt thì chúng ta nhập khẩu từ nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông…Cũng chính vì nguyên liệu TCMN chúng ta phải nhập khẩu đã làm giảm đi tính cạnh tranh của ngành hàng TCMN và chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có của nó.
Thứ tư, Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp đạt được mức tiêu
chuẩn chưa cao còn nhiều hạn chế với sự lựa chọn của 17 phiếu tương đương 85% số phiếu. Bởi vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và hướng tới đưa chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ năm, Hiện nay, ở Việt Nam thì mặt hàng gỗ mỹ nghệ đang là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực mang lại sự đóng góp lớn cho hàng TCMN của Việt Nam với 70% số phiếu. Mặt hàng gỗ mỹ nghệ chiếm kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tiếp đến là mặt hàng gốm sứ, mây tre đan với 15% số phiếu.
Thứ sáu, Hướng giải pháp cho nguồn nguyên liệu hàng TCMN của Việt Nam trong
thời gian sắp tới đó là phát động trồng cây để tăng thêm nguyên liệu, nhập khẩu nguyên liệu với số lượng ít. Ngoài ra cần có sự quan tâm của Nhà nước về mặt chính sách hỗ trợ, khuyến khích hơn nữa về ngành TCMN.
3.2.2.2 Kết quả điều tra phỏng vấn
Doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đã có được sự hỗ trợ lớn từ các chính sách xuất khẩu của Nhà nước. Ngoài ra, trong thời gian gần đây doanh nghiệp thực sự có sự mở rộng về quy mô, phát triển chất lượng đội ngũ nhân lực...Đây là những cơ hội cho triển vọng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên bên cạnh đó các doanh nghiệp đều gặp khó khăn chung là nguồn nguyên liệu, tìm kiếm và nắm giữ thị trường. Các doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tình hình biến động giá cả thất thường trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc thu mua, dự trữ, tập hợp và đảm bảo chất lượng nguồn cung cho xuất khẩu. Theo Ông Nguyễn Hữu Thức- trưởng phòng xuất nhập khẩu 1- Trung tâm xuất nhập khẩu miền Bắc- Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội cho rằng bên cạnh những khó khăn cũ trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia khác, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU…
Thứ hai, Nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là do chất lượng sản phẩm chưa cao, còn nghèo nàn về mẫu mã và kiểu dáng, quy mô sản xuất của các làng nghề còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết nên dẫn tới việc không đáp ứng nhanh và kịp thời các đơn hàng với số lượng lớn.
Thứ ba, Mức độ đáp ứng nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản .
Nguyên liệu là một trong yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu TCMN. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quản lý và nhân viên của doanh nghiệp thì mức độ đáp ứng nguyên liệu vẫn còn nhiều hạn chế như việc nhập khẩu nguyên liệu từ ngoài vào làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm…
Thứ tư, Dự báo về triển vọng nguồn nguyên liệu xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật Bản
Trong tương lại thì nguồn nguyên liệu hàng TCMN sẽ phát huy hết lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh về ngành hàng này đảm bảo cung ứng nhanh và kịp thời cho khách hàng. Giảm nhập khẩu nguyên liệu thay vào đó là tạo ra nguồn nguyên liệu sẵn có dựa vào sự hỗ trợ chính sách từ Nhà nước và các ngành liên quan.
Thứ năm, Hướng đi nguồn nguyên liệu nhằm phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang
thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Các nhà quản lý cho rằng doanh nghiệp sản xuất cần liên kết với nhau hoặc xây dựng làng nghề hay cụm sản xuất để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần có chủ trương chính sách từ phía Nhà nước để trồng thêm cây tăng thêm nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, quản lý chặt chẽ trong việc khai thác