Kết quả điều tra trắc nghiệm

Một phần của tài liệu 271 hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS (Trang 25 - 28)

Sau khi tổng hợp dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra trắc nghiệm nhân viên, em có bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM NHÂN VIÊN KHÁCH SẠN ATS

STT Nội dung điều tra SP Tỷ lệ %

1. Xin quý vị cho biết thâm niên công tác của quý vị tại khách sạn ATS ? Dưới 1 năm

1-3 năm 3 10

3- 5 năm 9 30

5-10 năm 18 60

Trên 10 năm

2. Xin quý vị cho biết phương pháp xác định định mức lao động của khách sạn ?

Phương pháp thống kê kinh nghiệm 30 100

Phương pháp phân tích Phương pháp tương tự Phương pháp khác

3. Qúy vị vui lòng cho biết một số biện pháp mà khách sạn đang áp dụng nhằm phục vụ khách trong những thời kỳ cao điểm

Làm thêm giờ 15 50

Sử dụng lao động thời vụ 3 10

Sử dụng lao động hợp đồng có thời hạn

Điều chuyển nội bộ 12 40

Một số biện pháp khác

Nội dung Phương án lựa chọn(%)

Rất kém Kém Trungbình Khá Tốt 4. Nhận xét về sự phù hợp của định mức lao động tại các bộ phận ?

5.Nhận xét về sự hợp tác lao động trong khách sạn ? - Sự phối hợp giữa các nhân viên

trong một bộ phận

16,67 70 13,33

- Sự phối hợp giữa nhân viên các bộ phận với nhau

66,67 10 23,33

6. Đánh giá sự phù hợp của công việc được bố trí với trình độ chuyên môn của nhân viên

60 20 20

7. Đánh giá sự phù hợp của công việc được bố trí với độ tuổi lao động của nhân viên?

40 60

8. Đánh giá về sự phù hợp của quy chế làm việc ?

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi 70 20 10

- Nội quy và quy chế 70 30

9. Nhận xét về tổ chức chỗ làm việc của nhân viên?

- Về diện tích 60 30 10

- Về việc bố trí sắp xếp, trang thiết

bị ,công cụ, dụng cụ 70 20 10

- Đảm bảo an toàn lao động 50 30 20

* Câu hỏi về thâm niên công tác của nhân viên: Qua phiếu điều tra có thể nhân thấy rằng thời gian làm việc của những nhân viên được điều tra là từ 5-10 năm chiếm 60%, từ 3-5 năm chiếm 30%, còn lại 10% là làm từ 1-3 năm. Qua đó cho ta thấy sự thay đổi cơ cấu nhân sự trong khách sạn ATS là thấp, nhiều nhân viên có sự gắn bó với công việc ngay từ khi khách sạn mới đi vào hoạt động.

* Câu hỏi về định mức lao động: 100% nhân viên được điều tra đều cho rằng khách sạn ATS sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm.

Vào những thời kỳ cao điểm khách sạn đã sử dụng một số biện pháp như cho nhân viên làm thêm giờ, điều chuyển nội bộ và sử dụng lao động thời vụ. Theo kết quả điều tra, khách sạn chủ yếu sử dụng hai biện pháp là cho nhân viên làm thêm giờ( 50%) và điều chuyển nội bộ (40%). Như vậy khách sạn chưa tận dụng được lượng lao động thời vụ để giảm chi phí lao động trong thời kỳ cao điểm.

Kết quả điều tra về mức độ hợp lý của định mức lao động trong khách sạn tại một số bộ phận với 5 mức đánh giá là rất kém, kém, trung bình, khá, tốt

Kết quả điều tra cho thấy 60% nhân viên đánh giá ở mức trung bình bởi đa phần các nhân viên đều cảm thấy khối lượng công việc lớn, chỉ có 26,67% cho rằng ở mức khá và 3,33%cho rằng ở mức tốt. Khối lượng công việc lớn chủ yếu xảy ra ở bộ phận buồng, lễ tân và bàn-bar. Qua đó có thể thấy rằng định mức lao động của khách sạn ATS là chưa thực hợp lý đối với nhân viên các bộ phận.

* Câu hỏi về việc phân công lao động tại các bộ phận:

- Về sự phối hợp giữa nhân viên trong một bộ phận: 70% nhân viên cho rằng sự phối hợp giữa các nhân viên trong cùng bộ phận đạt mức khá , 16,67% nhân viên đánh giá ở mức trung bình và 13,33% nhân viên đánh giá ở mức tốt. Kết quả trên có được là

do sự phối hợp tác nghiệp giữa các nhân viên trong các bộ phận buồng, bàn ,lễ tân là khá tốt.

- Về sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau: 66,67% nhân viên đánh giá ở mức trung bình, 10% ở mức khá và 23,33% cho rằng ở mức tốt. 23,33% số nhân viên cho rằng sự phối hợp với nhân viên các bộ khác chủ yếu tập trung ở bộ phận lễ tân và bộ phận sửa chữa.

66,67% nhân viên cho rằng sự phối hợp giữa các bộ phận ở mức trung bình. Bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là lưu trú, khối lượng công việc của bộ phận buồng là khá lớn, tuy nhiên lại không được hỗ trợ nhiều từ các bộ phận khác trong việc dọn buồng mà các nhân viên buồng phái cố gắng hoàn thành công việc ngay cả khi thời kỳ cao điểm đông khách. Đôi khi có nhận được sự hỗ trợ nhưng những nhân viên đó không được đào tạo về nghiệp vụ, có chăng chỉ là sự hướng dẫn trong thời gian ngắn nên hiệu quả của sự hỗ trợ không cao, đôi khi gây xáo trộn công việc của nhân viên buồng.

* Câu hỏi về sự sự phù hợp của công việc được bố trí với chuyên môn được đào tạo: 60% nhân viên đánh giá ở mức kém, 20% đánh giá ở mức khá, 20 % nhân viên đánh giá sự phù hợp ở mức trung bình. Sự bố trí không phù hợp này chủ yếu ở bộ phận buồng và lễ tân. 40% nhân viên được bố trí tương đối phù hợp tập trung ở bộ phận bếp,bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh. Kết quả điều tra cho ta thấy rằng việc bố trí và sử dụng nhân lực của khách sạn ATS chưa hợp lý, nhiều nhân viên không được bố trí công việc đúng với chuyên môn được đào tạo.

* Câu hỏi về sự phù hợp của công việc được bố trí với độ tuổi lao động : 60% nhân viên đánh giá sự phù hợp ở mức khá và 40% nhân viên đánh giá ở mức trung bình. Kết quả điều tra cho thấy khách sạn đã bố trí nhân viên khá hợp lý so với độ tuổi lao động.

* Câu hỏi về quy chế làm việc của nhân viên:

- Về chế độ làm việc , nghỉ ngơi có 20% nhân viên đánh giá ở mức hợp lý, 10 % nhân viên đánh giá ở mức rất hợp lý và 70% nhân viên đánh giá ở mức bình thường. Như vậy có thể thấy rằng khách sạn phân chia thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi khá hợp lý. 70% đánh giá ở mức trung bình tập trung ở bộ phận buồng, bàn và lễ tân.

- Nội quy và quy chế của khách sạn được đánh giá khá tốt với 70% nhân viên đánh giá ở mức khá và 30% nhân viên đánh giá ở mức tốt

* Câu hỏi về tổ chức chỗ làm việc cho nhân viên:

Qua kết quả trên có thể nhận thấy rằng việc tổ chức chố làm việc cho nhân viên chỉ đạt ở mức trung bình.

- Về diện tích : Các nhân viên được điều tra cho rằng diện tích làm việc của họ được bố trí được xếp ở mức trung bình là 60%, mức khá là 30%.

- Việc bố trí, sắp xếp trang thiết bị làm việc cho nhân viên có 70% đánh giá ở mức trung bình bởi hầu hết các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc đều được sử dụng lâu năm nên không đảm bảo cho hiệu quả công việc.

- Đảm bảo an toàn lao động: 50% nhân viên đánh giá ở mức trung bình, 30% nhân viên đánh giá ở mức khá và 20% nhân viên đánh giá ở mức tốt.

50% nhân viên đánh giá ở mức trung bình chủ yếu ở bộ phận buồng và bộ phận bếp.

Một phần của tài liệu 271 hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS (Trang 25 - 28)