- Quy định thời gian làm việc:
4.3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS
4.3.2.1 Các kiến nghị đối với Nhà nước
- Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý phù hợp, quan tâm hơn nữa đến người lao động trong ngành kinh doanh khách sạn như Luật lao động, Luật du lịch, Luật doanh nghiệp những văn bản luật quy định số giờ làm việc, số ngày nghỉ lễ trong năm, các quy định về chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ hưu đối với người lao động.
- Trong tình hình kinh doanh hiện nay, việc đầu tư nâng cấp sửa chữa khách sạn cần có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, vì vậy đề nghị chính phủ cần có chính sách tín dụng đầu tư cho loại hình kinh doanh này và cho phép các khách sạn được vay vốn với lãi suất ưu đãi để thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cần ban hành các quy định hướng dẫn áp dụng Bộ luật lao động riêng cho ngành du lịch, đặc biệt là các quy định về chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động.
- Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cần đầu tư cho công tác xây dựng định mức ngành, đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn xây dựng định mức lao động phù hợp với doanh nghiệp mình: Hiện tại ngành Khác sạn –Du lịch vẫn chưa xây dựng được định mức lao động của ngành, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn sẽ gặp khó khăn trong việc tự xây dựng định mức cho doanh nghiệp .
- Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ trong khách sạn dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng vào thực tế Việt Nam: Sau nhiều năm phát triển Du lịch Việt Nam đã nảy sinh những vấn đề yếu kém như: xây dựng khách sạn tràn lan, chất lượng thấp, mang nặng tính tự phát. Do đó đã đến lúc cần đặt trọng tâm là nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh khách sạn, lấy tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo chủ yếu. Chuyển du lịch phát triển từ chiều rộng sang phát triển về chiều sâu.
cần ban hành những quy định cụ thể về trình độ tối thiểu của các loại lao động trong doanh nghiệp khách sạn – du lịch. Đây sẽ là căn cứ cho công tác bố trí và sử dụng nhân lực để phân công lao động hợp lý, đảm bảo nguyên tắc “ đúng ngươi, đúng việc”
- Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch nên ban hành những quy định cụ thể về trình độ tối thiểu của từng chức danh, nhân viên trong ngành khách sạn du lịch: Đối với cán bộ quản lý, giám đốc doanh nghiệp khách sạn thì đòi hỏi phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị khách sạn du lịch và đã qua thời gian làm phụ trách ở các bộ phận khác. Đối với nhân viên của từng bộ phận thì phải quy định những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trình độ ngoại ngữ, độ tuổi, giới tính, ngoại hình…để các khách sạn lấy đó làm căn cứ cho công tác tuyển dụng và bố trí và sử dụng lao động cho hợp lý.
- Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cần có chủ trương yêu cầu các doanh nghiệp khách sạn du lịch tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập, bởi đây là nguồn nhân lực sẽ được tiến hành bố trí và sử dụng trong tương lai tại các doanh nghiệp, do đó việc giúp sinh viên thực tập có cơ hội được tích lũy những kiến thức thực tế, có thể làm tốt công việc ngay khi ra trường.
- Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch cần phối hợp với các ban ngành khác thường xuyên tổ chức các hôi thi tay nghề như “ Người nấu ăn giỏi”, “ Người lễ tân giỏi” …để thúc đẩy người lao động tự trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn… Ngoài ra, cần tổ chức các hội nghị, hôi thảo về công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong ngành. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp khách sạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, cùng tháo gỡ
những khó khăn tồn tại để có thể bố trí và sử dụng nhận lực trong khách sạn hiệu quả hơn.
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU...i DANH MỤC SƠ ĐỒ...i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...i