Thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn ATS

Một phần của tài liệu 271 hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS (Trang 31 - 33)

3.4.2.1 Tình hình xây dựng và áp dụng định mức lao động

Khách sạn ATS đã sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định định mức lao động. Tuy nhiên định mức lao động của khách sạn đã được xây dựng từ nhiều năm mà chưa có sự sửa đổi, bổ xung. Khi xây dựng định mức lao động khác sạn cũng đã căn cứ trên đặc điểm của công việc, trình độ, số lượng và độ tuổi lao động cũng như điều kiện lao động tại mỗi bộ phận, cũng như nghiên cứu số lượng khách. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng luôn có sự vân động không ngừng và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Do vậy cho đến nay định mức lao động đã không còn phù hợp với nhiều bộ phận.

Bảng 3.4 :Định mức lao động của nhân viên khách sạn ATS

Tại bộ phận buồng khi công suất phòng đạt 70%, mỗi phòng có khách sẽ được dọn 2 lần , mỗi ca làm việc có trung bình 6 nhân viên do đó mỗi nhân viên sẽ có định mức lao động là 10 buồng/ nhân viên/ ca. Do đó định mức lao động trên không phù hợp với bộ phận buồng.

STT Bộ phận Chức danh Định mức lao động

1 Lễ tân Trưởng bộ phận 10 khách/ người/ca

Nhân viên 15 khách/ người/ ca

2 Buồng Trưởng bộ phận 30 buồng/ người/ca

Nhân viên 5 buồng/ người/ca

3 Bàn- bar Trưởng bộ phận 25 khách/ người/ca

Nhân viên 10 khách/ người/ ca

4 Kỹ thuật Nhân viên 8 sự cố/ người/ca

Trên thực tế hiện nay tại bộ phận buồng chưa có định mức lao động cụ thể mà tùy theo lượng khách của ngày hôm sau mà có sự phân công lao động hợp lý. Trung bình sẽ có 6 lao động làm việc trong 1 ca. Tuy nhiên khi có nhiều khách thì cần tăng cường thêm nhân viên hay cho nhân viên làm thêm giờ.

Việc sắp xếp lao động như trên chỉ mới nhằm mục đích có nhân viên làm việc trong các ca, chưa mang tính khoa học, các nhân viên hiện nay làm việc mà chưa có định mức lao động chuẩn mà còn phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi số lượng khách.

3.4.2.2 Công tác tổ chức lao động và công việc

a) Phân công lao động

Khách sạn đã căn cứ vào tính chất công việc, điều kiện trang thiết bị, số lượng nhân viên, trình độ, độ tuổi nhân viên để phân công lao động trong các bộ phận

- Các bộ phận hành chính: bộ phận tổ chức hành chính gồm 2 người có 1 trưởng bộ phận, bộ phận kinh doanh có 6 người gồm 1 trưởng bộ phận và 5 nhân viên, bộ phận kế toán gồm 1 trưởng bộ phận và 3 nhân viên.

- Bộ phận buồng: có 1 tổ trưởng và 10 nhân viên. Tùy theo số lượng khách lưu trú tại khách sạn mà có sự phân công lao động giữa các ca và các ngày khác nhau. Ví dụ khi vắng khách thì số lượng nhân viên trên 1 ca ngày là 6 người/ ca, ca tối có 2 người/ca và 1 tổ trưởng làm ca hành chính.

- Bộ phận lễ tân có 6 người, trong đó có 1 trưởng bộ phận và 5 nhân viên. Ca sáng và ca chiều có 2 nhân viên/ca, ca tối có 1 nhân viên/ ca

- Bộ phận bảo vệ có 7 người trong đó có 1 tổ trưởng và 6 nhân viên, chia làm 3 ca làm việc, mỗi ca có 2 nhân viên.

- Bộ phận kỹ thuật có 3 người có chia làm 3 ca.

- Bộ phận bàn: có 5 nhân viên có 1 trưởng bộ phận, tùy theo số lượng khách lưu trú mà có thể thay đổi số nhân viên làm việc trên ca. Thông thường bố trí 2 nhân viên làm ca sáng, 1 nhân viên ca chiều, 1 nhân viên trực đêm và tổ trưởng làm ca hành chính

- Bộ phận bếp cũng có 5 nhân viên, bố trí 2 nhân viên ca sáng, 2 nhân viên ca chiều và 1 nhân viên trực đêm.

Nhìn vào sự phân công công việc ta thấy khối lượng công việc đối với nhân viên là khá lớn, song do những đặc điểm riêng của kinh doanh khách sạn mà khối lượng công việc chỉ thực sự lớn khi chính vụ, đông khách, công suất phòng đạt từ 70% trở lên. Khi đó nhân viên các bộ phận thường phối hợp với nhau, giúp đỡ nhau.

Các trưởng bộ phận đã tham gia vào quá trình tác nghiệp cùng nhân viên để giảm chi phí lao động cho khách sạn và tăng cường sự giám sát đối với nhân viên.

* Hợp tác lao động

Sự hợp tác lao động được thể hiện thông qua sự trợ giúp lẫn nhau trong công việc , mối quan hệ giữa các bộ phận tác nghiệp: giữa bộ phận lễ tân và bộ phận buồng,

bộ phận bàn- bar-bếp; giữa bộ phận bảo vệ, sửa chữa với các bộ phận khác trong khách sạn. Bộ phân lễ tân sẽ thông báo tới bộ phận bàn- bar-bếp và bộ phận buồng số lượng khách lưu trú trong ngày để có thể phân công công việc phù hợp. Với bộ phận buồng, lễ tân sẽ thông báo phòng khách cần dọn và phòng nào cần dọn trước để đón khách…Các bộ phận liên lạc với nhau thông qua bộ đàm được phát cho mỗi nhân viên để hỗ trợ nhau khi cần thiết. Bộ phận bàn- bar sẽ thống kê số lượng khách ăn uống tại nhà hàng trong ngày, trong tuần và sẽ đối chiếu với sổ đăng ký lưu trú của khách tại bộ phận lễ tân.

Các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau đảm bảo cho quá trình phục vụ khách được diễn ra thường xuyên, liên tục.

Chính sự phân công lao động tương đối hợp lý đã tạo ra sự chặt chẽ tương đối của hợp tác lao động và chính hợp tác lao động khiến cho phân công lao động được hoàn thiện hơn.

b) Quy chế làm việc

Ngay từ khi được thành lập, khách sạn đã xây dựng một bản nội quy quy định về thời gian làm việc, nội quy trong giờ làm việc, các chế độ thưởng phạt…trong khách sạn. Trong đó nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhân viên và trách nhiệm, nghĩa vụ của khách sạn. Các phòng ban, bộ phận trong khách sạn căn cứ vào các quy định này mà xây dựng các quy định, nội quy cho bộ phận mình cho phù hợp với đặc điểm công việc của từng bộ phận và phù hợp với nội quy chung của khách sạn. Các quy định chung của khách sạn hay của từng bộ phận đều phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn, luật lao động, khả năng làm việc của người lao động và được thể chế hóa bằng văn bản. Một số quy định cụ thể của khách sạn như sau:

Một phần của tài liệu 271 hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w