Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS

Một phần của tài liệu 271 hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS (Trang 42 - 49)

- Quy định thời gian làm việc:

4.3 Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS

công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS như sau:

- Xác định định mức lao động một cách khoa học, hợp lý phù với năng lực của nhân viên và mục tiêu kinh doanh của khách sạn thông qua việc nghiên cứu định mức và lắng nghe ý kiến của người lao động đảm bảo tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện định mức lao động đã được đề ra ở các bộ phận.

- Việc phân công lao động phải đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng lao động, giữa các bộ phận, phòng ban trong khách sạn để tạo tâm lý thoải mái cho người lao động làm việc, tránh gây ức chế tâm lý khi làm việc ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng phục vụ.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế làm việc , quy định của công ty để phù hợp với tình hình thực tế. Khách sạn đã có các quy chế làm việc cho người lao động, các quy định chung cho nhân viên khách sạn. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh luôn có sự vận động và phát triển không ngừng nên những quy định không còn phù hợp cần phải xem xét thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Chỗ làm việc của nhân viên phải đảm bảo các điều kiện về thông hơi, thoáng gió, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Do đó cần tiến hành thay mới hoặc sửa chữa một số trang thiết bị để hỗ trợ tốt nhất cho nhân viên trong quá trình tác nghiệp. Cần có biện pháp để nâng cao ý thức giữ gìn tài sản chung của nhân viên.

4.3 Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc bố trí và sử dụng nhân lực tạikhách sạn ATS khách sạn ATS

4.3.1Các đề xuất nhằm hoàn thiện việc bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS

4.3.1.1 Hoàn thiện định mức lao động phù hợp với tình hình lao động thực tế của khách sạn.

Phương pháp xác định định mức lao động mà khách sạn đã và đang sử dụng đơn giản, dễ thực hiện, tốn ít chi phí. Song độ chính xác lại không cao, chưa mang tính khoa học.

Hiện tại khách sạn đã có định mức lao động cho nhân viên các bộ phận. Tuy nhiên định mức lao động tại bộ phận buồng và bộ phận bàn- bar chưa cụ thể phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng khách. Việc xác định định mức lao động hiện nay chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê kinh nghiệm. Do đó khách sạn cần xây dựng định mức lao động phù hợp với tình hình thực tế của mình căn cứ trên thực tế đặc điểm lao động, tình hình kinh doanh thực tế qua nhiều năm gần đây và tham khảo định mức lao động của một số khách sạn khác

Khi xem xét, tham khảo định mức các khách sạn khác cũng cần cân nhắc về sự tương quan giữa doanh nghiệp bạn và doanh nghiệp mình. Điều này sẽ giúp khách sạn đánh giá về sự hợp lý của định mức lao động của khách sạn mình từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi có sự thay đổi về định mức cần có quá trình thử nghiệm, khi áp dụng chính thức rồi cũng phải có sự kiểm tra theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của khách sạn.

Khách sạn có thể tham khảo định mức lao động của nhà khách Quân đội , Nhà khách Dân tộc để thể xác định định mức lao động của khách sạn mình hợp lý hơn.

Khách sạn nên lấy ý kiến của nhân viên tại các bộ phận tác nghiệp để điều chỉnh định mức cho phù hợp với năng lực thực tế của lao động. Các trưởng bộ phận nên tạo bầu không khí thoải mái để nhân viên có thể mạnh dạn trao đổi ý kiến và đưa ra các kiến nghị để xây dựng định mức lao động hợp lý hơn.

Nhân viên làm việc trong các ca khác nhau thì khối lượng công việc là khác nhau. Do đó khách sạn nên phận định mức của nhân viên theo các ca làm cụ thể để có thể đánh giá chính xác hơn kết quả lao động của nhân viên.

4.3.1.2 Hoàn thiện việc phân công lao động

Mặc dù khách sạn đã hoạt động kinh doanh được hơn 15 năm, đó là thời gian tương đối dài để khách sạn có thể nhìn nhận lại những ưu điểm và hạn chế trong việc bố trí và sử dụng nhân lực của mình và có biện pháp để khắc phục những tồn tại đó, tuy nhiên công tác phân công lao động vẫn còn tồn tại một số vấn đề như khách sạn chưa bố trí và sử dụng đúng người đúng việc, trình độ lao động còn chưa cao, việc luân chuyển lao động chưa đạt hiệu quả mong muốn, các trưởng bộ phận đôi khi phân công công việc còn mang tính chủ quan.Những hạn chế đó đã ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của khách sạn và đòi hỏi cần phải được giải quyết. Do đó :

- Khách sạn cần có sự đánh giá chính xác hơn năng lực, sở trường của từng người lao động. Theo phân tích dữ liệu sơ cấp có thể thấy rằng nhiều nhân viên trong khách sạn được bố trí không đúng chuyên môn được đào tạo và làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc. Thực tế này đòi hỏi nhà quản trị cần xem xét lại trình độ chuyên môn của các nhân viên để có sự thuyên chuyển lao động hợp lý phù hợp với nguyện vọng của nhân viên và năng lực của họ để nâng cao năng suất lao động. Việc đánh giá khả năng của người lao động sẽ bao gồm đánh giá từ phía nhà quản trị và đánh giá từ chính người lao động trong khách sạn. Các trưởng bộ phận thông qua việc kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên để đưa ra các nhận xét chính xác về hiệu quả công việc của từng nhân viên và nhân viên có thể đưa ra các đánh giá về bản thân mình qua các minh chứng công việc cụ thể và nhận xét về các nhân viên khác. Giám đốc sẽ căn cứ trên các nguồn thông tin đó, sàng lọc và đưa ra các đánh giá chính xác nhất về nhân viên để hiểu rõ hơn về năng lực, sở trường, sở đoản của nhân viên để có cách bố trí hợp lý

nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên và có biện pháp phù hợp để nâng cao trình độ làm việc của nhân viên.

Để người lao động có thể đánh giá một cách trung thực, khách sạn cần tạo ra tâm lý thoải mái, không khí cởi mở cho người lao động để nhân viên khách sạn tự nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá nhân lực và thông tin mà họ cung cấp sẽ là căn cứ để khách sạn phân công lao động hợp lý hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động trong quá trình làm việc tại khách sạn.

- Khi bố trí và sử dụng nhân lực cần bố trí sao cho các nhân viên có thể hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc. Tăng cường xen kẽ nhân viên nam và nhân viên nữ, nhân viên lâu năm và nhân viên mới để nâng cao hiệu quả làm việc. Bởi vì nhân viên nam có sức khỏe sẽ hỗ trợ nhân viên nữ trong công việc nặng nhọc, nhân viên nữ khéo léo, nhẹ nhàng sẽ làm những công việc đơn giản không đòi hỏi sức khỏe nhiều.

- Với số lượng lao động như hiện nay, vào những thời điểm chính vụ khi công suất phòng đạt từ 70% trở lên thì hầu hết các nhân viên đều phải làm tăng ca và gây tâm lý mệt mỏi cho nhân viên. Do đó khách sạn cần có kế hoạch tuyển thêm lao động thời vụ, lao động làm partime để tăng cường thêm nhân viên, hỗ trợ những nhân viên chính thức. Khách sạn nên có biện pháp để đảm bảo nguồn lao động thời vụ này khi cần thiết. Nên sắp xếp ca làm việc của các lao động tuyển thêm là ca hành chính để họ có thể hỗ trợ nhân viên chính thức trong cả một ngày, đồng thời các nhân viên cũ có kinh nghiệm sẽ kèm cặp các nhân viên mới để đảm bảo chất lượng phục vụ, tránh tình trạng để nhân viên mới một mình làm việc trong một ca.

- Khách sạn thực hiện luân chuyển lao động khi cần thiết, nhưng cần có sự sắp xếp hợp lý để nhân viên có kinh nghiệm của bộ phận đó có thể kèm cặp, hướng dẫn nhân viên mới được luân chuyển sang nhanh chóng thích ứng với công việc, hạn chế sai sót trong quá trình phục vụ khách hàng.

- Khi phân công công việc các trưởng bộ phận cần được sự đồng ý của đại đa số nhân viên trong bộ phận mình để đảm bảo tính công bằng, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên khi làm việc. Mỗi bộ phận nên có một hòm thư góp ý, cuối tháng giám đốc kiểm tra để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong tổ từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tạo môi trường làm việc công bằng cho nhân viên tích cực làm việc.

- Cần chú ý tới nhân viên làm ca đêm, hạn chế nhân viên nữ làm ca đêm. Ca đêm khách sạn cần có nhân viên trực ca để giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra. Do yếu tố sinh lý của lao động, nhân viên nữ không phù hợp với làm ca đêm. Do đó khi bố trí nhân viên trực ca đêm các trưởng bộ phận nên lưu ý và không nên bố trí làm ca ngày vào hôm sau cho nhân viên trực ca đêm hôm trước để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và chất lượng công việc.

- Tại các bộ phận nên có bảng phân công lao động khoa học. Việc phân công lao động hiện nay do các trưởng bộ phận thực hiện đôi khi còn mang tính chủ quan, chưa khoa học, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của họ. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá công việc và quá trình làm việc của nhân viên. Do đó mỗi bộ phận nên có một mẫu bảng phân công lao động, việc phân công lao động có thể tiến hành theo tuần, tuy nhiên vẫn có sự điều chỉnh hợp lý với từng điều kiện cụ thể để tạo điều kiện cho nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

4.3.1.3 Hoàn thiện hợp tác lao động

Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và chất lượng dịch vụ khách sạn cần nâng cao hiệu quả hợp tác lao động không chỉ giữa các nhân viên trong bộ phận mà cả giữa nhân viên các bộ phận với nhau. Theo điều tra trắc nghiệm nhân viên và phỏng vấn chuyên gia cho thấy sự hợp tác lao động giữa các nhân viên trong cùng một bộ phận là tương đối tốt nhưng sự hợp tác lao động giữa nhân viên các bộ phận chưa được tốt. Khi lưu trú tại khách sạn khách hàng sẽ đánh giá tổng hợp chất lượng dịch vụ của khách sạn, do đó nếu sự hợp tác giữa các bộ phận không tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục vụ khách. Hiện tại, giữa các bộ phận khác của khách sạn đã có sự hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc chung, tuy nhiên sự hỗ trợ này còn ít và chưa thực sự hiệu quả. Sự hợp tác tốt chủ yếu là giữa bộ phận lễ tân và bộ phận kỹ thuật với các bộ phận khác của khách sạn. Vì vậy khách sạn cần tăng cường và nâng cao sự hợp tác lao động.

- Nhân viên lễ tân khi vắng khách có thể hỗ trợ nhân viên buồng dọn phòng để kịp thời tiếp đón khách. Nhân viên bàn- bar có thể hỗ trợ công việc cho nhân viên bếp để phục vụ khách một cách nhanh chóng. Các nhân viên làm ca trước phải có sự bàn giao rõ ràng, cụ thể tình hình ca làm việc của mình cho ca sau để có sự thống nhất trong công việc.

- Khi khách sạn thực hiện luân chuyên nhân viên trong những thời kỳ cao điểm thì biện pháp này không mang lại hiệu quả cao. Khách sạn nên sử dụng hình thức đào tạo chéo khi luân chuyên nhân viên để nhân viên mới có thể nhanh chóng tiếp cận công việc và có hứng thú với công việc được giao, với những nhân viên có thái độ làm việc không tốt khi được luân chuyển thì nên có các biện pháp hợp lý hoặc khích lệ, động viên hoặc xử phạt.

Trong từng bộ phận, các nhân viên cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn, khi phân công lao động cần chú ý đến các mối liên hệ tình cảm trong khi bố trí và sử dụng nhân lực.

4.3.1.4 Hoàn thiện các quy chế làm việc.

Tình trạng nhân viên vi phạm quy chế khi làm việc không phải chỉ tồn tại trong khách sạn ATS mà vấn đề này tồn tại ở hầu hết các tổ chức. Việc vi phạm quy chế có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên việc vi phạm quy chế sẽ ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Để nhân viên trong khách sạn có thể chấp hành tốt hơn quy chế, nội quy khi làm việc, khách sạn cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

- Cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ các quy định về nghỉ phép, nghỉ các ngày lễ tết theo quy định của luật lao động. Do đặc thù của ngành du lịch, thường vào các ngày nghỉ lễ, nhu cầu đi du lịch của khách hàng tăng lên do vậy nhân viên khách sạn phải đi làm vào những ngày đó. Vì vậy, trưởng bộ phận cần bố trí cho nhân viên nghỉ bù hợp lý vào những ngày khác sao cho đủ số ngày nghỉ theo quy định.

- Giám đốc khách sạn cần hoàn thiện và thông báo tới toàn thể nhân viên trong khách sạn về các hình thức khen thưởng những cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy chế và kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân vi phạm quy chế. Điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các quy chế đã được đặt ra, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh tạo ra động lực cho nhân viên hăng say làm việc và cống hiến cho khách sạn. Hiện nay, hình thức phạt hành chính của khách sạn là trừ vào tiền lương của nhân viên. Tuy nhiên việc xử phạt này nên đánh vào tiền thưởng của nhân viên để đảm bảo cho nhân viên có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng lao động. Để kịp thời động viên, khích lệ những nhân viên có những sáng kiến làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích cho khách sạn thì khách sạn cần lập một quỹ khen thưởng riêng để trích cho nhân viên.

- Ngoài ra nên bố trí nhiều khoảng thời gian tiếp xúc giữa trưởng bộ phận và nhân viên. Ví dụ như bố trí để trưởng bộ phận cùng ăn trưa với nhân viên tại nhà ăn của khách sạn. Việc bố trí như vậy sẽ tạo cảm giác hòa đồng giữa quản lý và nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, các trưởng bộ phận có thể hiểu rõ hơn về tâm tư nguyện vọng của nhân viên để có biện pháp điều chỉnh cũng như đề xuất các ý kiến với cấp trên để có chính sách sửa đổi, bổ sung quy chế phù hợp với người lao động, nâng cao hiệu quả công việc.

- Việc đánh giá thi đua khen thưởng, kỷ luật của khách sạn còn mang nặng tính hình thức, có tính nể nang do đó việc vi phạm nội quy, quy chế vẫn xảy ra ảnh hưởng đến tâm lý những người lao động luôn chấp hành tốt các quy định. Do đó, khách sạn cần quan tâm hơn nữa tới công tác này, cần có các hình thức xử phạt hợp lý để hạn chế việc vi phạm nội quy lao động của nhân viên. Các hình thức xử phạt cũng cần phải cụ thể để theo từng tình huống và mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại để xử lý nghiêm khắc các

Một phần của tài liệu 271 hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn ATS (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w