Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty TNHH MTV thành vũ đắk lắk (Trang 29 - 31)

Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện đƣợc trồng trên 100 nƣớc có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) xếp sắn là cây lƣơng thực quan trọng ở các nƣớc đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ ngƣời trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009). Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nƣớc trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dƣợc phẩm.

Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã đƣợc xây dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nƣớc nhƣ Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol (TTTA. Outlook for 2009).

Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới có chiều hƣớng gia tăng từ năm 1995 đến nay (Bảng 1 dƣới đây). Năm 2008, sản lƣợng sắn thế giới đạt 238,45 triệu tấn củ tƣơi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu tấn. Nƣớc sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 22 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nƣớc có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mƣời về sản lƣợng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn), nhƣng đây chỉ là những thống kê vào năm 2008.

Tại Thái Lan, do ảnh hƣởng của dịch bệnh trên cây sắn đang có xu hƣớng lan rộng nên sản lƣợng sắn năm 2011 dự báo giảm khoảng 4% so với năm 2010. Theo dự báo của Tổ chức nông lƣơng Liên hợp quốc, triển vọng sản lƣợng sắn toàn cầu năm 2011 tại các khu vực chính có những biến động khá trái chiều. Tại Thái Lan, do ảnh hƣởng của dịch bệnh trên cây sắn đang có xu hƣớng lan rộng nên sản lƣợng sắn năm 2011 dự báo giảm khoảng 4% so với năm 2010. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng lên trong chế biến thực phẩm tại các nƣớc châu Phi và sản xuất nhiên liệu sinh học tại Trung Quốc có thể giúp tăng đầu tƣ cho việc trồng sắn. Việc chính phủ Trung Quốc giảm thuế đối với mặt hàng Ethanol từ 30% xuống còn 5% sẽ kích thích ngƣời dân nƣớc này đầu tƣ cho việc trồng sắn nhiều hơn.

Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 1995 16,43 9,84 161,79 1996 16,25 9,75 158,51 1997 16,05 10,06 161,60 1998 16,56 9,90 164,10 1999 16,56 10,31 170,92 2000 16,86 10,70 177,89 2001 17,17 10,73 184,36 2002 17,31 10,61 183,82 2003 17,59 10,79 189,99 2004 18,51 10,94 202,64 2005 18,69 10,87 203,34 2006 20,50 10,90 224,00 2007 18,39 12,16 223,75 2008 21,94 12,87 238,45

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 23

Một phần của tài liệu Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty TNHH MTV thành vũ đắk lắk (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)