Hình thức mua hàng

Một phần của tài liệu Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty TNHH MTV thành vũ đắk lắk (Trang 48)

Hình thức mua hàng là cách thức mà công ty lựa chọn để mua đƣợc hàng hóa sao cho tối ƣu nhất. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành thu mua nguyên vật liệu mì tƣơi cho nhà máy chế biến sản phẩm tinh bột theo các hình thức: mua hàng trực tiếp từ ngƣời dân, mua hàng qua trung gian là các nhà thu gom. Thực chất, đây chính là hình thức mua hàng không theo hợp đồng mua bán mà công ty đang sử dụng.

Hình thức thu mua mì tươi trực tiếptừ các hộ nông dân, đồng bào

Với hình thức thu mua trực tiếp tại các hộ nông dân nằm trong vùng, tuy khối lƣợng thu mua chƣa lớn nhƣng giúp công ty có đƣợc nguồn sắn tƣơi với giá rẻ hơn, tiếp cận nhanh hơn khi thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất.

Hình thức thu mua từ các nhà thu gom:

Hình thức mua hàng này đƣợc công ty sử dụng chủ yếu. do mua hàng qua thu gom mang lại cho công ty nguồn hàng ổn định, khối lƣợng cung cấp lớn, hàm lƣợng tinh bột sắn chiếm tỷ lệ cao và đồng đều hơn về chất lƣợng. Tuy nhiên do quãng đƣờng vận chuyển xa nên chi phí vận chuyển đƣợc tính vào giá mua mì tƣơi sẽ cao hơn. Hình thức mua hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản lƣợng mì tƣơi mà công ty mua vào hàng năm.

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 41 Nhìn chung, cả hai hình thức mua hàng trên mà công ty đang sử dụng đều là hình thức mua bán tự do không có hợp đồng mua bán. Việc sử dụng hai hình thức thu mua đối với nguyên liệu hàng nông sản này phổ biến có nhiều điểm mạnh, phù hợp với thói quen mua bán truyền thống của ngƣời nông dân, thƣơng lái. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, giao dịch này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế. Công ty không quản lý đƣợc chất lƣợng sản phẩm; không có đƣợc sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa công ty và các bạn hàng khi có rủi ro xảy ra trong quá trình hợp tác cung ứng nguồn hàng. Vì vậy, việc đa dạng hóa thêm hình thức thu mua hoặc gia tăng sự ràng buộc với các nhà cung ứng bằng cách ký kết hợp đồng là đều công ty cần xem xét trong thời gian tới.

2.2.1.3. Phân loại nguồn hàng

Trên thực tế, để đảm bảo việc sản xuất đƣợc thông suốt, giảm thiểu rủi ro do chỉ tập trung vào một nguồn hàng…nên một doanh nghiệp có thể mua hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Công ty Thành Vũ Đắk Lắk cũng không ngoại lệ. Việc mua hàng để sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau giúp công ty giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng và có đƣợc nguồn hàng đa dạng và kịp thời hơn cho sản xuất. Nếu chia nguồn hàng theo khối lƣợng hàng hóa thu mua, công ty thu mua dựa trên 2 nguồn hàng: nguồn hàng chính và nguồn hàng phụ. Ngoài ra, một số ít còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lƣợng và giá trị hàng hóa là mua từ nguồn hàng trôi nổi. Phân loại theo điều kiện địa lý, nguồn hàng của công ty thu mua từ các tỉnh gồm có: Đắk Lắk; Đắk Nông; Gia Lai; Kon Tum. Dựa vào bảng dƣới ta thấy, tổng số đơn vị nguồn hàng thân thiết của công ty vào năm 2009 chỉ là 52 nhà cung ứng, đến năm 2010 tăng lên thêm 13 bạn hàng thân thiết, nhƣng con số bạn hàng này lại đứng yên vào năm 2011. Trong đó nếu phân loại:

Theo khối lượng hàng hóa thu mua:

Nguồn hàng chính: có số lƣợng đơn vị cung ứng thân thiết nhiều nhất với 45

đơn vị cung ứng (năm 2009) và tăng thêm 11 đơn vị cung ứng 2 năm tiếp theo (năm 2010 và 2011). Có thể nói, việc tập trung duy trì và phát triển nguồn hàng này đã đƣợc công ty rất coi trọng trong những năm qua. Nguyên do công ty mua hàng từ nguồn này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng khối lƣợng hàng hóa công ty mua từ các bạn hàng thân thiết với

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 42 hơn 90% qua 3 năm. Trong đó, nguồn hàng này đƣợc công ty thu mua chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng khối lƣợng hàng hóa mua từ các bạn hàng thân thiết là vào năm 2010 từ 92,9% so (tăng thêm 0,4% so với năm 2009 và 2,6% so với năm 2011).

Nguồn hàng phụ: nguồn hàng này chiếm tỷ lệ không lớn cả về số lƣợng đơn

vị cung ứng lẫn tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa. Cụ thể, năm 2009 chỉ có 7 nhà cung ứng thân thiết và chỉ tăng thêm 2 nhà cung ứng vào 2 năm tiếp theo. Điều này cho thấy công ty không chú trọng để phát triển nguồn hàng này nhiều bởi lẽ tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa công ty thu mua từ nguồn này không cao so với tổng khối lƣợng hàng hóa mua từ các bạn hàng thân thiết, cao nhất là vào năm 2011 cũng chỉ chiếm 9,7% (tăng thêm 2,6% so với năm 2010).

Nguồn hàng chính quyết định đến khối lƣợng hàng mà doanh nghiệp sẽ cung ứng hoặc về doanh thu cung ứng hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà thu mua hàng từ các nguồn hàng chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua 3 năm cả về số lƣợng bạn hàng lẫn khối lƣợng hàng hóa cung ứng cho công ty.

Theo điều kiện địa lý:

Nguồn hàng từ Đắk Lắk: số lƣợng các nhà cung ứng nguồn hàng từ tỉnh này cho

công ty rất nhiều (tƣơng đƣơng với tỉnh Gia Lai) và khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, khối lƣợng hàng hóa cung ứng cho công ty qua các năm chiếm tỷ trọng trong tổng khối lƣợng hàng hóa do các bạn hàng thân thiết cung ứng không cao nhƣ các bạn hàng ở tỉnh Gia lai (chỉ chiếm khoảng 30 đến 40%). Nếu đem so sánh tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa do các bạn hàng thân thiết cung ứng qua các năm, ta thấy đƣợc con số này sụt giảm khá lớn (tới 7,9%) năm 2010 so với năm 2009, và không biến động nhiều ở năm 2011. Nhƣ vậy, tuy số lƣợng các nhà cung ứng qua các năm ở tỉnh Đắk Lắk có tăng nhƣng không đồng nghĩa với khối lƣợng hàng hóa cung ứng cho công ty cũng tăng.

Nguồn hàng từ Gia Lai: tuy số lƣợng các nhà cung ứng hàng cho công ty từ

tỉnh này không cao nhƣ các bạn hàng ở tỉnh Đắk Lắk vào năm 2009 (thua Đắk Lắk tới 7 bạn hàng thân thiết) và chỉ nhiều hơn 1 nhà cung ứng vào năm 2010 và năm 2011 nhƣng khối lƣợng hàng hóa do các bạn hàng thân thiết ở tỉnh này lại chiếm tỷ trọng lớn nhất so với khối lƣợng hàng hóa do các bạn hàng ở 3 tỉnh còn lại (cao hơn khoảng

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 43 gấp đôi so với các bạn hàng ở Đắk Lắk vào năm 2010 và 2011, cao hơn khoảng trên 50% so với các bạn hàng ở Đắk Nông và Kon Tum). Do số bạn hàng thân thiết vào năm 2010 tăng lên tới 10 bạn hàng so với năm 2009, nên tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa cung ứng cho công ty cũng tăng lên đáng kể: tới 7,3% và giảm không đáng kể ở năm tiếp theo (chỉ giảm 1,2%).

Nguồn hàng Đắk Nông và Kon Tum: số lƣợng các nhà cung ứng thân thiết và tỷ

trọng khối lƣợng hàng hóa cung ứng cho công ty ở 2 tỉnh này rất ít. Trong khi số lƣợng các bạn hàng thân thiết ở tỉnh Đắk Nông không biến động gì thì ở Kon Tum lại có dấu hiệu gia tăng. Nhƣ vậy, có thể nói công ty đang có ý định mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng thân thiết ở tỉnh này trong thời gian tới. Tuy số lƣợng các bạn hàng ở hai tỉnh này có tƣơng đồng nhau nhƣng tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa cung ứng cho công ty qua các năm ở Đắk Nông có cao hơn (khoảng 5,3% vào năm 2009)và có nhiều biến động (năm 2010 giảm 2,1% nhƣng đến năm 2011 lại tăng lên 1,1%).

Nhìn chung, tùy theo cách phân loại nguồn hàng để biết đƣợc đâu là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn về số lƣợng nhà cung ứng thân thiết và tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa cung cấp cho công ty. Với việc phân chia nguồn hàng theo khối lƣợng hàng hóa, chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm cả về số lƣợng bạn hàng thân thiết và khối lƣợng hàng hóa cung cấp cho công ty vẫn là thu mua từ các nhà thu gom (nguồn hàng chính). Do đây là nguồn hàng ảnh hƣởng và chi phối rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty phải quan tâm thƣờng xuyên. Với nguồn hàng phụ (mua từ các nông dân) mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng khối lƣợng hàng hóa mua đƣợc từ các bạn hàng thân thiết, nhƣng việc phát triển nguồn hàng này là rất cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Trong năm 2011, công ty Thành Vũ Đắk Lắk đã làm đƣợc điều đó. Nếu phân chia nguồn hàng theo điều kiện địa lý, với vị trí nhà máy chế biến nằm trên đƣờng quốc lộ 14, kết nối các tỉnh Tây Nguyên với nhà máy thì Đắk Lắk và Gia Lai vẫn là hai tỉnh cung ứng hàng nhiều nhất cho công ty so với các tỉnh lân cận khác (do nằm ở vị trí gần nhất với nhà máy). Đây là lợi thế rất lớn cho nhà máy chế biến tinh bột khi nằm ngay trung tâm của vùng nguyên liệu.

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 44

Bảng 6: Phân loại nguồn hàng của công ty Thành Vũ Đắk Lắk

Chỉ tiêu Số lƣợng đơn vị nguồn hàng Tỷ trọng khối lƣợng hàng hóa(KLHH %) Tỷ trọng KLHH 2010/2009 (+/-) Tỷ trọng KLHH 2011/2010 (+/-) 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Tổng 52 65 65 100 100 100

1.Theo KLHH thu mua

- Nguồn hàng chính 45 56 56 92,5 92,9 90,3 0,4 -2,6

- Nguồn hàng phụ 7 9 9 7,5 7,1 9,7 -0,4 2,6

2.Theo điều kiện địa lý

- Đắk Lắk 27 29 29 37,9 30 30,2 -7,9 0,2

- Đắk Nông 3 3 3 6,1 4,0 5,1 -2,1 1,1

- Gia Lai 20 30 30 55,2 62,5 61,3 7,3 -1,2

- Kon Tum 1 3 3 0,8 3,5 3,4 2,7 -0,1

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 45

2.2.1.4. Tổ chức mạng lưới thu mua

Tổ chức mạng lƣới thu mua mì tƣơi phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là vấn đề quan trọng để nguồn nguyên liệu đƣợc mua đầy đủ, đúng khối lƣợng, đảm bảo độ bột cần thiết và kịp thời sản xuất. Một mạng lƣới thu mua mì tƣơi hợp lý sẽ giúp cho công ty tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu thông một cách đáng kể. Trong thời gian qua, công ty đã thực hiện việc thu mua mì tƣơi thông qua 2 kênh: vừa thu mua qua các nhà thu gom, thƣơng lái vừa thu mua trực tiếp từ ngƣời trồng trọt.

Sơ đồ 3: Mạng lƣới thu mua mì tƣơi của công ty

Kênh thu mua số 1: thu mua mì tƣơi trực tiếp từ ngƣời trồng trọt

Với kênh thu mua trực tiếp này, nguồn mì tƣơi của công ty thu mua chủ yếu là do ngƣời dân, đồng bào địa phƣơng cung cấp. Thông thƣờng, công ty sử dụng kênh mua hàng trực tiếp này vào các mùa vụ thu hoạch nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy.

Mua hàng trực tiếp từ ngƣời dân nằm trong vùng nguyên liệu, giúp công ty có nguồn hàng với giá cả rẻ hơn do tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển, đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu khi nhà máy có nhu cầu và có đƣợc nguồn mì tƣơi với hàm lƣợng tinh bột ít bị giảm sút do thời gian vận chuyển ngắn.

Tuy nhiên, với kênh thu mua trực tiếp này, lƣợng mì tƣơi công ty mua vào sẽ không lớn, không đáp ứng đƣợc các đơn đặt hàng lớn của công ty; mất thời gian trong việc tiếp nhận, kiểm tra chất lƣợng hàng của từng xe hàng nhỏ lẻ nhất là trong thời điểm vụ mùa sản xuất của công ty. Đồng thời, đây sẽ là nguồn hàng kém ổn định về số lƣợng và không đồng đều về chất lƣợng do thu mua trực tiếp từ ngƣời dân không theo

CÔNG TY

Nông dân Thu gom

(1)

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 46 hợp đồng mua bán. Ngoài ra, khi thanh toán cho ngƣời nông dân, do tính chất và quy mô sản xuất của họ ( nhỏ và vốn ít) nên đòi hỏi công ty phải thanh toán tiền hàng trong thời gian ngắn, ít nợ để ngƣời dân có vốn kịp thời tái trồng trọt cho vụ mùa tiếp theo. Và để tránh rắc rối trong thủ tục nhận tiền hàng, hình thức thanh toán chủ yếu mà công ty áp dụng đối với các đồng bào, ngƣời dân hầu nhƣ đều bằng tiền mặt. Chính những điều này đòi hỏi trong ngân quỹ của công ty phải luôn luôn có tiền mặt và sẵn sàng thanh toán khi thu mua mì tƣơi từ phía ngƣời nông dân.

Kênh thu mua số 2: Nông dân→Các nhà thu gom→Công ty

Với việc thu mua hàng từ kênh này, mì tƣơi đƣợc các nhà thu gom thu mua từ các đồng bào, ngƣời dân trong vùng bằng cách sử dụng các loại xe nhƣ công nông, xe cày…trực tiếp đến nơi trồng trọt của ngƣời nông dân để thu mua hoặc do chính ngƣời nông dân chở tới nhà thu gom để bán. Sau đó, các nhà thu gom này sẽ bán nguồn mì tƣơi thu gom đƣợc từ ngƣời nông dân cho công ty với một mức giá chênh lệch so với giá mua vào sao cho có đƣợc mức lợi nhuận nhƣ mong muốn.

Mua hàng từ kênh này đƣợc công ty sử dụng chủ yếu. Để hỗ trợ cho nhà cung ứng chi phí vận chuyển và hao hụt đối với những bạn hàng ở xa so với nhà máy trên địa bạn tỉnh Đắk Lắk hoặc thuộc các tỉnh Tây Nguyên , công ty tiến hành thu mua hàng với giá thu mua thƣờng cao hơn so với kênh thu mua số 1. Đồng thời, do phải vận chuyển quãng đƣờng xa nên khoảng thời gian kể từ khi mì đƣợc thu hoạch cho đến khi nhà thu mua bị kéo dài dẫn đến tình trạng hàm lƣợng tinh bột của mì giảm đi khá nhiều. Tuy nhiên, mua hàng thông qua thu gom giúp công ty có đƣợc nguồn hàng ổn định, khối lƣợng hàng tƣơng đối lớn; và chất lƣợng cũng đồng đều hơn. Đồng thời, giúp công ty tiết kiệm đƣợc thời gian tiếp nhận, kiểm tra chất lƣợng hàng và thanh toán đỡ mất thời gian hơn.

2.2.1.5. Chính sách thu mua mì tươi

Nguồn hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định các sản phẩm đầu ra của công ty. Vì vậy, việc tạo lập đƣợc mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các nhà cung ứng với công ty là điều hết sức cần thiết. Muốn vậy, công ty phải có các chính sách thu mua phù hợp nhằm thu hút và giữ chân bạn hàng trong tiến trình cung cấp hàng hóa cho công ty.

SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 47 Điều này sẽ giúp công ty xây dựng đƣợc hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí bạn hàng. Để tạo đƣợc mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng, trong nhiều năm qua công ty đã có các chính sách để thu hút và tăng cƣờng mối quan hệ với các bạn hàng.

Chính sách giá cả

Tham gia hoạt động kinh doanh chính là quá trình đầu tƣ về tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, việc mua hàng bên cạnh có nguồn hàng đảm bảo yêu cầu thì giá cả là một yếu tố quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá cả là vấn đề mang tính chiến lƣợc, luôn đƣợc chú trọng và quan tâm hàng đầu. Các chính sách giá cả hợp lý cho phép doanh nghiệp có thể định giá và quản lý giá có hiệu quả trong kinh doanh. Làm thế nào để có thể cân đối giữa giá mua và giá bán một cách tối ƣu để từ đó công ty có đƣợc mức lợi nhuận nhƣ mong muốn. Vì vậy, công tác thu mua mì tƣơi của công ty ngoài việc quan tâm đến số lƣợng, chất lƣợng thì giá cả thu mua cũng rất đƣợc quan tâm. Trong hoạt động tạo nguồn và mua hàng của mình, nhằm thu hút các đối tác, công ty thƣờng tiến hành thu mua mì tƣơi theo chính sách giá mùa vụ; chính sách giá bảo hiểm và chính sách

Một phần của tài liệu Phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty TNHH MTV thành vũ đắk lắk (Trang 48)