1.2.2.1.Tình hình thị trường sắn nước ta trong những năm gần đây
Năm 2009 đem đến kỳ vọng xuất khẩu sắn sẽ trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực khi kim ngạch đạt 573,8 triệu đô la Mỹ, tăng 56,5% so với năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng lƣợng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm tới 48,8% so với năm 2009. Sự sụt giảm này không phải do ngành sắn suy giảm mạnh về sản lƣợng hay giá xuất khẩu thấp mà do nhu cầu sử dụng sắn cho nhiều ngành công nghiệp trong nƣớc tăng cao, khiến nguồn cung xuất khẩu bị thu hẹp. Lƣợng sắn xuất khẩu năm 2010 giảm tới 48,8% nhƣng giá trị xuất khẩu chỉ giảm 2,6% do giá xuất khẩu sắn tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010 Việt Nam xuất khẩu đƣợc 1.677 nghìn tấn sắn và các sản phẩm sắn, thu về 556 triệu đô la Mỹ.Diễn biến xuất khẩu sắn theo hƣớng tăng tỷ trọng sản phẩm tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô đƣợc cho là một tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất trong nƣớc có liên quan đến sắn nhƣ thức ăn chăn nuôi, ethanol đang cần nguyên liệu và giá tinh bột sắn đang có xu hƣớng tăng mạnh trên thị trƣờng thế giới.
Trung Quốc tiếp tục là thị trƣờng đầu ra lớn nhất cho các sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, chiếm tới 94,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sắn lát (tƣơng đƣơng 196,5 triệu đô la Mỹ) và 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn (tƣơng đƣơng 315,4 triệu đô la Mỹ).
Tuy nhiên, năm 2010 nhu cầu tiêu dùng sắn cho các ngành chế biến trong nƣớc tăng mạnh khiến nguồn cung dành cho xuất khẩu giảm. Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù năng suất sắn vẫn đạt ở mức cao 17,2 tấn/héc ta nhƣng sản lƣợng sắn cả nƣớc năm 2010 chỉ đạt 8,52 triệu tấn, tức giảm 0,4% so với năm 2009 do diện tích trồng sắn đã giảm 2,5%, còn 496.200 ngàn ha.Trong bối cảnh nguồn cung trong nƣớc không đủ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu sắn của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2010, trong khi xuất khẩu sắn sụt giảm khá mạnh về lƣợng và giá trị thì giá trị nhập khẩu sắn của Việt Nam lại tăng so với 2008 và 2009 lần lƣợt 122,1% và 94,6%. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu sắn lát năm 2010 là 35,3 triệu đô la Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tinh bột sắn là 9,8 triệu đô la Mỹ.
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 24 Theo báo cáo thƣờng niên ngành sắn và tinh bột sắn Việt Nam năm 2010 và triển vọng 2011 của AgroMonitor, tổng cầu sắn củ tƣơi dành cho các ngành sản xuất trong nƣớc năm 2011 là khoảng 8,12 triệu tấn gồm: Sản xuất ethanol: 1,89 triệu tấn. Tiêu dùng cho ngƣời và sản xuất thức ăn chăn nuôi: 2,67 triệu tấn- Sản xuất tinh bột sắn: 3,56 triệu tấn (tƣơng đƣơng 1,08 triệu tấn tinh bột sắn).Nhƣ vậy lƣợng sắn củ tƣơi còn lại dành cho xuất khẩu chỉ vào khoảng 780.000 tấn (tƣơng đƣơng 355.000 tấn sắn lát khô).
1.2.2.2.Diện tích trồng và sản lượng sắn trong những năm gần đây
Tại Việt Nam, sắn đƣợc canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha). Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nƣớc, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Năm 2008, diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhƣng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7 tấn/ha, tổng sản lƣợng 2,35 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với năng suất và sản lƣợng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,69 triệu tấn) (Tổng cục thống kê, 2009).
Trong kế hoạch năm năm 2011-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣa ra chủ trƣơng giảm diện tích trồng sắn và nâng cao năng suất trồng sắn. Theo đó, diện tích trồng sắn của Việt Nam năm 2011 giảm xuống còn 490.000 héc ta và năng suất đạt 190 tạ/héc ta. Tuy nhiên, với thực tế năng suất năm 2010 chỉ đạt 172 tạ/héc ta, lại trong bối cảnh nhu cầu sắn cho sản xuất công nghiệp, chế biến thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu tăng, bộ đã điều chỉnh lại kế hoạch ngành sắn cho năm 2011: diện tích trồng sắn duy trì ổn định khoảng 500.000 héc ta, năng suất đạt khoảng 178 tạ/héc ta.Trong bối cảnh đó, với mức sản lƣợng 8,9 triệu tấn, sẽ xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy sản xuất ethanol với các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy sản xuất tinh bột sắn và lƣợng sắn dùng cho xuất khẩu.
Diện tích sắn toàn quốc giảm từ năm 1995 đến năm 1999 và bắt đầu tăng trở lại vào những năm 2000 cho đến nay với tốc độ tăng khá cao. Năm 2010, diện tích trồng sắn nhiều nhất tập trung ở 7 tỉnh: Gia Lai (52.900ha), Tây Ninh (40.100ha), Kon Tum (37.700ha), Đắk Lắk (25.300ha), Bình Thuận (25.700ha), Bình Phƣớc (20.400ha), Đắk Nông và Đồng Nai (14.800ha).Về sản lƣợng sắn, dẫn đầu là Tây Ninh với hơn
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 25 1,1 triệu tấn, tiếp đó là Gia Lai (827.500 tấn)...Theo số liệu thống kê 2010, tổng diện tích sắn cả nƣớc là 496.200 ha, giảm 12.600 ha so với năm 2009, sản lƣợng đạt hơn 8,5 triệu tấn, giảm hơn 35.000 tấn.
Bảng 2: Sản lượng sắn của Việt Nam phân theo vùng qua 3 năm (2008-2010)
ĐVT:nghìn tấn
Vùng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Cả nước 8448,18 8598,00 9211,80 1.ĐBSH 84,46 86,62 88.20 2.Đông Bắc 682,20 697,20 712,41 3. Tây Bắc 432,36 449,66 486,00 4.Bắc Trung Bộ 836,81 846,87 975,62 5.DH Miền Trung 1296,50 1346,49 1675,46 6.Tây Nguyên 2354,08 2401,70 2495,66 7.Đông Nam Bộ 2691,64 2697,00 2704,30 8.ĐBSCL 70,13 72,46 74,15
(Nguồn: niên giám thống kê 2010)
1.2.3. Tình hình diện tích và sản lượng trồng sắn trên địa bàn Tây Nguyên
Tính đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã tăng diện tích cây sắn lên 157.141 ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2006, trong đó, tập trung nhiều nhất là tỉnh Gia Lai với 63.352 ha, tỉnh Kon Tum tăng lên 41.709 ha, Đắk Lắk là 30.379 ha.
Năm 2011, diện tích sắn trên địa bàn đã tăng lên trên 35.000 ha, tăng gần 15.000 ha so với kế hoạch và tăng trên 2,5 lần so với năm 2004. Diện tích sắn này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, đồng bào chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dƣỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tƣ thâm canh, cũng nhƣ áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, cải tạo đất nên một số diện tích đất trồng sắn nay đã bạc màu, thoái hoá.
Về sản lƣợng sắn, năm 2008 Tây Nguyên đứng thứ nhì cả nƣớc với 2354,08 nghìn tấn, chỉ sau Đông Nam Bộ (2691,64 nghìn tấn). Đến năm 2009, sản lƣợng sắn tăng lên 2401,70 tấn, chỉ ơn năm 2008 là 47,62 nghìn tấn và thấp hơn so với Đông
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 26 Nam Bộ là 295,3 nghìn tấn. Sản lƣợng sắn của Tây Nguyên bắt đầu tăng mạnh khi nông dân ồ ạt khai hoang trồng sắn. Đến năm 2010 sản lƣợng sắn lúc này của Tây Nguyên tăng hơn so với năm 2009 đã là 93,96 nghìn tấn. Điều này dự báo trong tƣơng lai, khi diện tích trồng sắn ngày càng đƣợc mở rộng thì sản lƣợng sắn cũng tăng theo.
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 27
Chƣơng 2:
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV THÀNH VŨ ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV Thành Vũ Đắk Lắk
2.1.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Thành Vũ Đắk Lắk
Qúa trình hình thành
Công ty TNHH MTV Thành Vũ Đắk Lắk tiềm thân là nhà máy chế biến tinh bột mì Thành Vũ Đắk Lắk thuộc công ty TNHH Thành Vũ, đƣợc thành lập vào năm 2006 với giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ số: 01/GP-UBND do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 27/01/2006. Đến tháng 10 năm 2009 công ty TNHH Thành Vũ nâng cấp trở thành công ty cổ phần Thành Vũ và nhà máy chế biến tinh bột mì trở thành công ty TNHH MTV Thành Vũ Đắk Lắk trực thuộc công ty cổ phần Thành Vũ. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số : 6000931930 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 17/08/2009.
Tên công ty mẹ: Công ty cổ phần Thành Vũ
Địa chỉ trụ sở chính: 57 Bàu Cát 7, Phƣờng 14, quận Tân Bình, TP.HCM Điện thoại: 08.3490175 – 08.38493362
Fax: 08.38492540
Website: www.tvstarch.com.vn Email: thanhvuco@yahoo.com
Người đại diện theo pháp luật: Ông Hồ Công Cang Chức vụ: Tổng giám đốc
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Thành Vũ Đắk Lắk
Địa chỉ: Km 110, quốc lộ 14, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk Điện thoại: 059.3620153
Fax: 059.3870133
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Thái Chức vụ: giám đốc
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 28
Loại hình sản xuất: Chế biến tinh bột sắn Số lượng cán bộ công nhân viên : 150 ngƣời.
Thời gian hoạt động trong năm :10-11 tháng/năm. Trong năm có 1-2 tháng nghỉ
bảo dƣỡng máy móc thiết bị.
Công suất nhà máy:
- 30,000 tấn sản phẩm tinh bột sắn/năm
- 24,000 tấn sản phẩm tinh bột sắn biến tính/năm
Nguyên liệu sản xuất chính: Củ mì tƣơi.
Tình trạng máy móc thiết bị hiện nay: công nghệ mới.
Chứng chỉ:
Hình 1: Chứng chỉ của công ty
Qúa trình phát triển
Trong khoảng thời gian đầu thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn nhƣ chƣa có nguồn nguyên liệu, nguồn vốn còn hạn hẹp, số lƣợng công nhân viên còn ít, máy máy còn trục trặc dẫn tới năng suất hạn chế, thị trƣờng tiêu thụ còn chƣa đƣợc mở rộng, v.v…
Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động kinh doanh, công ty TNHH MTV Thành Vũ Đắk Lắk đã vƣợt qua đƣợc những khó khăn ban đầu và ngày càng phát triển với các điểm mốc thời gian đáng chú ý sau:
Tháng 09/2006. “Nhà máy mì Thành Vũ Đắk Lắk” thuộc công ty TNHH Thành Vũ chính thức đi vào hoạt động với một nhà xƣởng sau này gọi là phân xƣởng 1. Công suất thiết kế : 100 tấn thành phẩm/ngày – Thực tế đạt 70% công suất.
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 29 Năm 2007 lập kế hoạch xây dựng phân xƣởng sản xuất tinh bột biến tính gọi là phân xƣởng 2.
Tháng 6/2008, phân xƣởng 2 chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế: 35 tấn thành phẩm/ ngày – Thực tế đạt 100%.
Năm 2008, lập kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải và thu hồi khí Biogas. Tháng 10/2009: hệ thống xử lý Biogas chính thức đi vào hoạt động nhằm thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng vừa mang lại lợi nhuận cho công ty.
Tháng 12/2009: Nhà máy mì Thành Vũ Đắk Lắk đƣợc đổi tên thành công ty TNHH MTV Thành Vũ- Đắk Lắk thuộc Công ty Cổ phần Thành Vũ, 57 Bàu Cát 7, phƣờng 14, Quận tân bình, TPHCM.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Chức năng: Kinh doanh sắn, các sản phẩm từ sắn và tinh bột sắn theo kế hoạch, quy hoạch của công ty và theo yêu cầu của thị trƣờng.
Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm phù hợp với công ty và nhu cầu thị trƣờng; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
+ Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phƣơng thức quản lý; nguồn thu phải đƣợc đầu tƣ và đổi mới thiệt bị công nghệ của công ty.
+ Thực hiện các nghĩa vụ đối với ngƣời lao động theo Luật Lao Động và Luật Công Đoàn.
+ Thực hiện các quy định của nhà nƣớc về bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Số lƣợng cán bộ, công nhân sản xuất:Tổng số lao động trong nhà máy là 140 ngƣời.Trong đó, nhu cầu lao động tại dây chuyền sản xuất Xƣởng 1, Xƣởng 2 là 90 công nhân còn lại là cán bộ nhân viên các bộ phận phòng ban, văn phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, ban môi trƣờng, phòng kỹ thuật ( gồm điện, cơ khí bảo dƣởng và KCS).
Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT: Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trƣớc Hội đồng thành viên và pháp luật hiện hành.
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 30
Giám đốc: là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trƣớc HĐQT.
Phó giám đốc hành chính: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức và quản lý
các công việc hành chính và các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
Phó giám đốc sản xuất: Tổ chức, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, có
trách nhiệm nghiên cứu, cải tiến các quy trình kỹ thuật sản xuất để hạ giá thành sản phẩm…
Quản đốc phân xưởng:
+ Quản đốc phân xƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc nhà máy chỉ đạo thực hiện hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức toàn bộ các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nƣớc do Giám đốc nhà máy giao cho phân xƣởng; chỉ đạo việc sử dụng hợp lý thiết bị, máy móc và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu giám sát, điều khiển kỹ thuật hàng ngày, bảo đảm đúng quy trình, quy tắc kỹ thuật, để sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. mới theo kế hoạch của nhà máy, thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động.
+ Sử dụng hợp lý sức lao động trong phân xƣởng, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân trong phân xƣởng, đào tạo công nhân.
+ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thực hiện hạch hoạch kinh tế ở phân xƣởng.
+ Thực hiện tốt công tác phòng gian bảo mật, phòng hỏa, công tác vệ sinh trong sản xuất và bảo vệ an toàn nhà máy.
Phòng tổ chức hành chính:Giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình quản
lý, công tác nhân sự với từng cán bộ công nhân viên của công ty.
Phòng kế toán – tài chính:
+ Xây dựng hệ thống kế toán và quản lý tài chính phù hợp với quy mô, với chế độ kế toán hiện hành theo quy định của Nhà nƣớc.
+ Thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin tài chính, kế toán một cách chính xác và kịp thời về vốn, tài sản, giá thành sản phẩm, lợi nhuận,… Từ đó, lập các báo cáo cho giám đốc và chủ tịch HĐQT để tham mƣu về tình hình tài chính, kinh doanh của công ty; đồng thời lập các báo cáo tài chính để phát hành ra ngoài.
SVTH: Dương Thị Hiền_K42 QTKD Thương Mại 31
+Tổ chức tìm kiếm và thu mua các nguồn hàng phục vụ sản xuất nhằm đảm
bảo và phát triển hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
+ Tìm đối tác kinh doanh, tìm hiểu thị trƣờng, lập kế hoạch kinh doanh và trình các phƣơng án kinh doanh cho từng lô hàng xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
+Tham mƣu giúp Giám đốc xây dựng chiến lƣợc tạo nguồn hàng, sản xuất, và kinh doanh.
Ban môi trường: có 2 nhiệm vụ chính:
Xử lý môi trƣờng nhằm đảm bảo nguồn thải khi thải ra môi trƣờng đảm bảo chất lƣợng theo quy định của luật môi trƣờng.
Tận dụng nguồn khí CH4 sinh ra trong quá trình xử lý nƣớc thải bằng hệ thống Biogas đƣa vào làm khí đốt lò hơi cung cấp nhiệt cho sản xuất.
Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật bao gồm cả điện, cơ khí_bảo dƣỡng và KCS, chịu
trách nhiệm về vận hành, sữa chữa, bảo trì máy móc và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. + Điện: phụ trách các thiết bị về điện, cơ điện, điện lƣới nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên trong công ty.
+ Cơ khí,bảo dƣỡng: phụ trách về kỹ thuật máy móc, mô tơ phục vụ cho quá trình sản xuất và xây dựng cơ bản.
+ KCS: Phụ trách việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đầu vào và ra theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu.
Ca trưởng: là ngƣời trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Chi
nhánh, Đội, Phân xƣởng, ... về các công việc tại Tổ sản xuất.
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty: