- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận
3.1. Kết luận
Việt Nam bước vào nên kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 80. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp phải luôn trong tư thế sẵn sàng để có thể đối phó với những biến động liên tục của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước một cách nhanh nhạy nhất.
Ngày nay khi sự xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đã gây ra áp lực không lớn đến với hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Huế nói chung và của Saigonbank nói riêng. Saigonbank tuy bước chân vào thị trường tài cính ở Huế năm 2006 những cũng đạt nhiều thành tựu, để lại trong lòng KH nhiều ấn tượng. Tuy nhiên, trong hoạt động truyền thông của thương hiệu còn nhiều hạn chế, chi nhánh nên làm sao để các yếu tố nhận diện quan trọng như Logo, slogan, tên thương hiệu, đồng phục của nhân viên được KH ghi nhớ hơn nữa.
Vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện được mục tiêu nâng cao mức độ nhận biết thươn hiệu của KH đạt hiệu quả trong công tác truyền thông quảng bá, Saigonbank Huế cần phát huy những thành tựu hạn chế các mặt yếu kém trong công tác thương hiệu cũng như trong công tác quảng lý chất lượng dịch vụ, để cũng cố và nâng cao hình ảnh cũng như vị thế của ngân hàng Saigonbank
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà Nước cần có những định hướng phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với lĩnh vực ngân hàng nói riêng, với những chiến lược dài hơi trong kết hợp phát triển thương hiệu doanh nghiệp với chương trình thương hiệu quốc gia.
Phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá để tăng cường nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong xây dựng phát triển thương hiệu.
Ổn định nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện phát triển bền vững nền kinh tế thị trường tài chính, đó là cơ sở để các ngân hàng thực hiện chương trình thương hiệu ngắn hạn cũng như dài hạn, giúp gia tăng mức độ nhận biết cho KH đối với thương hiệu ngân hàng.
Cơ quan nhà nước cùng với chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho ngân hàng trong hoạt động quảng bá, truyền thông thương hiệu như cấp giấy phép các chương trình quảng cáo, PR, khuyến mãi, tài trợ và các chương trình thương hiệu khác của ngân hàng.
3.2.2. Kiến nghị đối với NHTMCP Sài Gòn Công Thương
Đề nghị NH TMCP SÀi Gòn Công Thương cần xây dựng một hệ thống phòng ban chức năng chuyên thực hiện công tác Marketing thương hiệu từ hội sở chính đến các chi nhánh.
Sớm ban hành một nội quy chuẩn về logo, slogan, văn hóa ngân hàng, triết lý kinh doanh, đồng thời đưa ra một đồng phục nhân viên chuẩn từ hội sở đến các chi nhánh để ở bất cứ nơi đâu, khi nhìn đồng phục đó họ nhận ra ngay đó là đồng phục của Saigonbank.
Triểm khai giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu của Saigonbank trong phạm vi cả nước trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet để thể hiện tính chuyên nghiệp của một doanh nghiệp lớn.
Mở rộng các doanh mục sản phẩm, dịch vụ mới, tăng tiện ích cho các sản phẩm. Tiếp tục mở rộng chi nhánh ra nước ngoài, liên minh, liên kết với các công ty, tổ chức nước ngoài.
Đăng kí thương hiệu ở các quốc gia khác nhau.
Đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa các ngân hàng để mở rộng các kênh phân phối dịch vụ, cung ứng nhiều tiện ích cho KH hợp tác đầu tư, liên minh hệ thống thẻ, tiết giảm chi phí, kết nối dữ liệu thông tin tín dụng.
3.2.3. Kiến nghị đối với NH TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Huế
Xây dựng riêng cho chi nhánh một phòng ban chức năng chuyên thực hiện công tác Marketing.
Đầu tư xây dựng mới, trang trí lại trụ sở chính thoe một phong cách hiện đại chuyên nghiệp.
Cần nâng cao kỹ năng và thái độ phục vụ của nhân viên thông qua các khóa học ngắn hạn.
Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, phân tích kỹ môi trường kinh doanh để xác định đúng đối thủ cạnh tranh.
Thường xuyên đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá theo định kỳ để biết được những hạn chế cần khắc phục.
1. Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận, NXB lao động xã hội.
2. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB chính trị quốc gia
3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2009), Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, NXB Hồng Đức.
4. www.Saigonbank.com.vn
5. www.lantabrand.com
6. www.wikipedia.org