NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tài sản THƯƠNG HIỆU tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 28 - 32)

(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế)

Thừa Thiên Huế là thị trường khá “màu mỡ” với số doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại địa bàn ngày càng tăng đồng thời với số lượng khách hàng trên thành phố Huế nói riêng được đánh giá đầy tiềm năng sẽ là nơi làm ăn của các ngân hàng.

1.2.2. Thực trạng của việc xây dựng tài sản thương hiệu của các ngân hàng trong thực tiễn. thực tiễn.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Đó là nâng cao thái độ phục vụ, công tác truyền thông quảng cáo, quan hệ khách hàng, tạo dựng logo, thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh… Câu chuyện sống động nhất trong định vị thương hiệu thành công là Ngân hàng Công thương Việt Nam. Sau hơn 1 năm chuyển đổi với khoản chi phí không nhỏ, thương hiệu Vietinbank đã có được chỗ đứng và đăng ký bản quyền tại 40 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều ngân hàng xác lập được thế mạnh của mình trong lòng khách hàng. Bây giờ, nói đến thanh toán quốc tế người tiêu dùng sẽ chọn Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank…. Muốn lựa chọn sản phẩm bán lẻ, khách hàng sẽ chọn Sacombank, Techcombank. Người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa sẽ luôn chọn Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội… khi có nhu cầu tín dụng. Nhưng có thể thấy những ngân hàng nổi bật đa phần đều thuộc về các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần có lịch sử phát triển tương đương các NHTM Nhà nước. Trong khi đó, hàng chục NHTM cổ phần quy mô nhỏ ra đời trong thời gian gần đây đã không ghi được nhiều dấu ấn và tỏ ra mờ nhạt.

Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy, rất ít ngân hàng Việt Nam mua, nghiên cứu hoặc có sử dụng các số liệu nghiên cứu về thị trường truyền thông cho các chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Thậm chí, không có ngân hàng nào có nghiên cứu chuyên nghiệp về khách hàng tiềm năng của mình. Có thể thấy sự quan tâm của các ngân hàng về xây dựng thương hiệu ít nhiều quá thụ động và không có định hướng, chưa nói đến sự sáng tạo và chiến lược lâu dài.

Theo TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Chiến lược ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước, “Hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đều kinh doanh các dịch vụ cơ bản như huy động vốn, dịch vụ, tín dụng…, rất ít ngân hàng tạo được dịch vụ thế mạnh của riêng mình, điều mà mỗi ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều nhận định được. Vì vậy, các ngân hàng hơn nhau chính là lòng tin của khách hàng. Mà lòng tin của khách hàng một phần rất lớn là tin vào thương hiệu, do đó, nếu không tích cực xây dựng thương hiệu sẽ khó chiếm lĩnh thị trường.”

Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã dần tạo lập những yếu tố mang tính giá trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, để thương hiệu của mình thực sự vững mạnh trong lòng khách hàng, các ngân hàng Việt vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

1.2.3. Ý nghĩa của việc xây dựng Thương hiệu trong thực tiễn

Trong thị trường kinh tế toàn cầu, những nước đi sau đang có những ưu thế mạnh mẽ do tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ hiện đại, mềm dẻo trong chiến lược để đáp ứng nhanh chóng với những biến động của môi trường. Tuy nhiên, các nước đi sau cũng phải đối đầu với những trở lực to lớn trong viêc tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường.

Kinh tế toàn cầu đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam trước những thách tức có tính sống còn. Một thị trường rộng mở với gần 8 tỷ người khắp hành tinh, với rào cản thương mại bị giở bỏ là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công ngay trên san nhà nước những doanh nghiệp siêu đẳng với bề dày phát triển cả 100 năm, với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu và với những cái tên gắn liền với lịch sử như IBM, Mc Donald, Coke, Microsoft, HSCB, CityBank….

Tính hai mặt của toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới và đã khẳng định mình qua thành tích tăng trưởng mạnh mé trong những năm gần đây. Bên cạnh những sáng tạo không ngừng đó thì xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như NHTMCP Sài Gòn Công Thương đang hướng đến nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới để bước vào nơi đang ngự trị bởi những thương hiệu nổi tiếng.

Theo kết quả điều tra của tạp chí Banker về thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới thì tập đoàn HSCB đã vươn từ vị trí thứ ba (2007) luôn dành vị tris thứ nhất cho đến năm 2012. Sở dĩ thương hiệu của tập đoàn này đạt giá trị lớn đến vậy là nhờ sự phong phú về chủng loại dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng, dịch vụ đồng thời sự mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu của HSCB khiến các tập

đoàn tài chính khác phải ngưỡng mộ. Trong một năm được xem là đặc biệt khó khăn đối với các ngân hàng châu Âu như năm 2011, HSBC là ngân hàng châu Âu duy nhất có tên trong 10 vị trí dẫn đầu của Brand Finance. Báo cáo cho biết giá trị thương hiệu mạnh của HSBC có được nhờ vào quyết định đầu tư mạnh vào Ấn Độ và Trung Quốc cũng như cắt giảm hoạt động tại khu vực châu Âu và Mỹ của HSBC.

Báo cáo mới nhất Brand Finance Banking 500 cũng đã dự đoán một tương lai nhiều triển vọng cho HSBC, cho rằng chiến lược tập trung vào xây dựng mạng lưới toàn cầu của Ngân hàng đảm bảo cho HSBC có được vị thế tốt trong tiến trình chuyển giao quyền lực kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới. Điều này cũng có nghĩa là giá trị thương hiệu của HSBC có đầy đủ tiềm năng để phát triển mạnh trong tương lai.

Nhận định về bản báo cáo năm nay, ông Sumit Dutta, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) cho biết: “Việc HSBC được đánh giá là thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất trong danh sách của Brand Finance Banking 500 đã thể hiện rõ sự công nhận đối với chất lượng vượt trội của sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi mang đến cho khách hàng. Vị trí này cũng khẳng định hơn nữa sức mạnh của HSBC là một doanh nghiệp toàn cầu với chiến lược tập trung vào các thị trường mới nổi cũng như dự định trở thành ngân hàng toàn cầu hàng đầu trên thế giới.”

Giám đốc điều hành của Brand Finance nhận xét về ngân hàng HSCB như sau: “ HSCB là ví dụ điển hình cho thấy một công ty đánh giá cao việc xây dựng thương hiệu như thế nào. Đối với khách hàng, HSCB luôn là thương hiệu tốt”. Hienj nay tập đoàn HSCB đang phục vụ hơn 128 triệu khách hàng trên toàn cầu thế gới thông qua khoảng 10000 văn phòng và chi nhánh tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi.

Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Ngày nay, thương hiệu càng có ý nghĩa rất quan trọng và việc xây dựng thương hiệu là cả một quá trình khó khăn. Bởi lẽ, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ có những phản ứng rất nhanh và khách hàng yêu cầu cao hơn đối với một sản phẩm. Do đó, phải xem việc xây dựng thương hiệu là một quá trình đầu tư dài hạn và phải có đường đi nước bước thích hợp.

Trong thời đại ngày nay, với hệ thống mạng internet toàn cầu thì mọi ngăn cách về địa lý coi như không có. Các DN sử dụng hệ thống internet, Website làm kênh truyền thông trực tiếp truyền tải các chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách hữu hiệu. Đối với một ngân hàng thương mại (NHTM), việc xây dựng thương hiệu còn khó khăn hơn do tính đặc thù của các sản phẩm. Đó là tính chất vô hình và thường có nhiều điểm giống nhau giữa các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng. Do đó, thương hiệu đối với một NHTM không chỉ đơn thuần là một nhãn hiệu, một cái tên mà nó bao gồm cả uy tín, chất lượng, giá cả sản phẩm dịch vụ, phong cách giao dịch và văn hoá của mỗi ngân hàng.

Trong xu hướng kinh doanh như ngày nay, đánh giá đúng vai trò và lợi ích của thương hiệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành công hơn trong kinh doanh, dù là hàng hóa hay dịch vụ.

Trong bảng báo cáo tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng năm 2012, các nhà kinh dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm tới là rất thấp và cảnh báo rằng các nền kinh tế phát triển đang trên bờ của sự suy thoái vì 4 yếu tố: Tình trạng nợ công trầm trọng, hệ thống ngân hàng mong manh, nhu cầu gắn kết lỏng lẻo và bị tê liệt trong chính sách. Song giá rị thương hiệu sẽ là một lợi thế cạnh tranh tích cực trong giai đoạn khủng hoảng này. Khách hàng sẽ tin tưởng một ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ đứng vững trong giai đoạn suy thoái và họ sẽ yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của những ngân hàng này. Chính vì vậy, các ngân hàng đang “ thi đua” trong việc hoàn thiện hệ thống dịch vụ lẫn chất lượng phục vụ của mình với những chính sách quảng bá thương hiệu sâu rộng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút khách hàng.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tài sản THƯƠNG HIỆU tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 28 - 32)