Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may thiên an phát (Trang 33 - 38)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.7 trở lên là chấp nhận được.

Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation)

Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố của sự thỏa mãn công việc được tóm tắt như sau:

Biến quan sát Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Công việc thú vị 0,617 0,777

Có thể thấy rõ số lượng sản phẩm hoàn thành 0,664 0,763

Công việc không có nhiều khó khăn 0,549 0,796

Công việc phù hợp với kỹ năng 0,638 0,771

Hiểu rõ yêu cầu của công việc 0,575 0,789

Cronbach’s Alpha 0,816

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn với “ Bản chất công việc” có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao ở mức 0,816. Hệ số tương quan biến tổng phần lớn đều lớn hơn 0,5 và cronbach’s alpha nếu loại biến đều trên 0,7. Chính vì thế mà có thể nhận xét rằng đây là thang đo lường tốt và các biến sẽ được đưa vào trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 7: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố “Lương”

Biến quan sát Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Hình thức trả lương qua thẻ tiện lợi 0,516 0,780

Thu nhập phù hợp với công sức bỏ ra 0,586 0,764

Có thể sống dựa hoàn toàn vào thu

nhập 0,632 0,756

Công ty cung cấp đầy đủ về cách tính

lương thưởng 0,491 0,786

Tiền lương được trả đầy đủ và đúng

hạn 0,529 0,777

Chính sách thưởng công bằng và thỏa

đáng 0,607 0,760

Cronbach’s Alpha 0,801

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với “ Lương” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,801. Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,5 nhưng có một nhân tố có hệ số tương quan biến tổng chỉ 0,491 tuy vậy nó không ảnh hưởng đến nhiều sự tăng hay giảm của

của nhân tố này cũng cao ở mức trên 0,7 nên thang đo lường này có thể xem là tốt và đảm bảo điều kiện của thang đo nên được đưa vào trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 8: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố “Đồng nghiệp”

Biến quan sát Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 0,126 0,658

Đồng nghiệp thân thiện 0,541 0,330

Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ nhau

trong công việc 0,241 0,582

Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu 0,546 0,318

Cronbach’s Alpha 0,568

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo nhân tố “Đồng nghiệp” có hệ số Cronbach’s Alpha ở mức thấp chỉ là 0,568. Hệ số tương quan biến tổng cúa nhân tố này cũng rất thấp và thấp nhất là nhân tố “ Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt” có hệ số tương quan biến tổng chỉ là 0,126 và nhân tố “Đồng nghiệp sẵn sằng giúp đỡ nhau trong công việc” cũng ở mức 0, 241. Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến cũng ở mức thấp nên thang đo nhân tố “Đồng nghiệp” không đủ đảm bảo điều kiện của thang đo nên nhân tố này sẽ bị loại trong những lần phân tích tiếp theo.

Bảng 9: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố “Lãnh đạo”

Biến quan sát Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Quản lý trực tiếp sẵn sàng giúp đỡ khi cần

hỗ trợ 0,269 0,785

Lãnh đạo gần gũi, thân thiện 0,529 0,700

Lãnh đạo đố xử công bằng với mọi người 0,619 0,665

Lãnh đạo tạo điều kiện để chia sẽ thông tin

ý tưởng 0,570 0,682

Được tham gia xây dựng chỉ tiêu hoàn

thành sản phẩm 0,603 0,668

Cronbach’s Alpha 0,748

được. Và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 ngoại trừ nhân tố “Quản lý trực tiếp sẵn sàng giúp đỡ khi cần hỗ trợ” có hệ số tương quan biến tổng thấp chỉ ở mức 0,269 nên nhân tố này sẽ bị loại trong các phân tích tiếp theo và có 3 biến có hệ số tương quan biến tổng ở mức 0,4 là còn ở mức thấp. Nhưng nếu loại ba biến này thì hệ số cron’sbach alpha sẽ giảm nên vẫn được đưa vào trong lần phân tích tiếp theo. Như vậy thang đo nhân tố “ Lãnh đạo ” đảm bảo độ tin cậy nên thang đo nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích tiếp theo của nghiên cứu này.

Bảng 10: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố “Đào tạo và thăng tiến”

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Được đào tạo ở nhiề công

đoạn khác nhau 0,573 0,843

Có nhiều cơ hội làm vị trí cao

hơn trong công ty 0,783 0,752

Có thể chuyển sang làm công đoạn khác đã được đào tạo nếu muốn

0,737 0,778

Được đánh giá công bằng khi

xem xét làm ở vị trí cao hơn 0,649 0,815

Cronbach’s Alpha 0,843

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo nhân tố “ Cơ hội đào tạo, thăng tiến” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,843 tức là ở mức khá cao. Hệ số tương quan biến tổng cũng khá cao đều trên 0,6. Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến cũng khá cao và đảm bảo yêu cầu của thang đo. Vì vậy các biến này sẽ được đưa vào trong những phân tích tiếp theo.

Biến quan sát Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Được đóng các loại bảo hiểm theo

đúng luật quy định 0,800 0,818

Công ty phổ biến các chính sách

phúc lợi rõ rang 0,761 0,837

Các khoản phụ cấp hợp lý 0,588 0,895

Được mua các loại bảo hiểm tự

nguyện 0,818 0,809

Cronbach’s Alpha 0,877

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo nhân tố “Phúc lợi” có hệ số Cronbach’s Alpha là khá cao 0,877. Hệ số tương quan biến tổng cũng khá cao như nhân tố “Được mua các loại bảo hiểm tự nguyện” có hệ số tương quan biến tổng là 0,803 và nhân tố “Công ty phổ biến các chính sách phúc lợi rõ ràng” là 0,783.Tuy nhiên có nhân tố có hệ số tương quan thấp là “các khoản phụ cấp hợp lý”chỉ dao động ở mức 0,5 nhưng hệ cronbach’s alpha nếu loại biến lại cao ở mức 0,895 lớn hơn nhiều so với cronbach’s alpha chung nên biến này sẽ bị loại khỏi mô hình trong các phân tích tiếp theo. Như vậy sau khi loại biến trên thì có thể nói rằng thang đo lường nhân tố “Phúc lợi” được xem là tốt và được đưa vào phân tích trong những lần tiếp theo.

Bảng 12 :Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố “Môi trường làm việc”

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Công việc không có áp lực cao 0,271 0,808

Nơi làm việc sạch sẽ 0,638 0,606

Điều kiện bảo hộ lao động đảm

bảo 0,705 0,562

Không gian làm việc thoải mái 0,550 0,673

Cronbach’s Alpha 0,736

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo nhân tố “Môi trường làm việc” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,736. Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,5 ngoại trừ nhân tố “ Công việc không có áp lực cao” có hệ số tương quan biến tổng thấp chỉ là 0,271 nhỏ hơn 0,3 nên nó sẽ bị loại trong

đo nên sẽ được giữ lại trong những lần phân tích tiếp theo.

Bảng 13: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố “Thỏa mãn chung”

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thỏa mãn khi làm viêc ở công ty 0,668 0,737

Giới thiệu với mọi người về công

ty 0,691 0,711

Rất tự hào khi làm việc ở công ty 0,629 0,776

Cronbach’s Alpha 0,812

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thang đo về sự thỏa mãn trong công việc có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao là 0,812 với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,5. Nếu bỏ bất cứ biến nào thuộc nhân tố này sẽ làm cho hệ số Cronbach’s alpha giảm nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may thiên an phát (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w