4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4.5. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện. Trong tình huống này R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008). Như vậy, để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta dùng hệ số xác định R2 điều chỉnh. Hệ số xác định của mô hình này là 52,3%, thể hiện 4 biến độc lập trong mô hình giải thích được 52,3% biến thiên của biến phụ thuộc sự thỏa mãn về công việc. Với giá trị này thì độ phù hợp của mô hình là có thể chấp nhận được.
Bảng 22:Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp enter Mô hình R R 2 R2 điều Sai số chuẩn của
Thống kê thay đổi Durbin
- R2 thay đổi F thay đổi df1 df2 Mức ý nghĩa F thay đổi 1 .731a .535 .523 .69034 .535 47.128 4 164 .000 1.679 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) 2.2.4.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ta sử dụng các công cụ kiểm định F và kiểm định t.
Để có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phương sai.
đổi của biến phụ thuộc.
H1: ßi#0 : có ít nhất một biến độc lập trong mô hình giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Nếu trong kiểm định F ta thu được giá trị Sig.>.05: chấp nhận giả thiết H0 Nếu thu được giá trị Sig<.05: bác bỏ giả thiết H0
Bảng 23: Kiểm định độ phù hợp của mô hình
ANOVAb Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Sig. 1 Hồi quy 89.841 4 22.460 47.128 .000a Dư 78.159 164 .477 Tổng 168.000 168 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị Sig.=.000 rất nhỏ cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thiết H0 cho rằng tất cả hệ số hồi quy bằng 0 ( ngoại trừ hằng số). Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Ngoài ra để đảm bảo các biến độc lập đều thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, ta tiến hành kiểm định t. Với giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập ßi=0 và với độ tin cậy 95%. Dựa vào Bảng Kết quả hồi quy sử dụng bằng phương pháp Enter, ta có mức giá trị Sig của 4 nhân tố đều nhỏ hơn 0,05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là tất cả bốn nhân tố đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc.
2.2.4.7. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.
Để kiểm tra mô hình trên có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, ta dựa vào hai công cụ: độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (variance inflation factor- VIF).
Độ chấp nhận của biến Tolerance của một biến nhỏ, thì nó gần như một kết hợp tuyến tính của các biến độc lập khác, và đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.
Ta có kết quả kiểm định sau:
Bảng 24: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Tolerance VIF Hằng số 1. Bản chất công việc 1.000 1.000 2. Tiền lương 1.000 1.000 3. Phúc lợi 1.000 1.000 4. Tiền thưởng 1.000 1.000 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Dựa vào bảng kết quả trên ta có được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance) của các biến đưa vào mô hình đều có giá trị khá cao, đều bằng 1 và giá trị VIF nhỏ chưa tới 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khó xảy ra. Như vậy mô hình hồi quy có thể chấp nhận được.
2.2.4.8. Kiểm định giả thuyết:
Từ phương trình hồi quy tuyến tính, ta có thể thấy sự thỏa mãn về công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát có sự tác động của 4 nhân tố là: tiền lương, phúc lợi, bản chất công việc và tiền thưởng. Trong đó sự thỏa mãn về “phúc lợi” có ảnh hưởng mạnh nhất tiếp đến là sự thỏa mãn về “tiền thưởng”. Hai nhân tố có sự ảnh hưởng thấp nhất là “bản chất công việc” và “tiền lương”. Do đặc thù của công ty mà sự thỏa mãn về “phúc lợi” và “tiền thưởng” cao là phù hợp vì lao động chủ yếu ở công ty là lao động phổ thông chính vì thế mà những yếu tố này rất quan trọng đối với họ. Còn hai nhân tố ít ảnh hưởng là “bản chất công việc” và “tiền lương” điều này cũng dễ hiểu vì lao động tại công ty thực chất là các công nhân có tay nghề nên công việc cũng đơn giản đối với họ và việc tiếp xúc với lãnh đạo thường ít khi diễn ra nên mức độ ảnh hưởng thấp là có thể nhận biết được.
Phúc lợi là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn về công việc của người lao động tức là có hệ số hồi quy lớn nhất. Dấu dương của hệ số ßcó ý nghĩa mối quan hệ giữa nhân tố “Phúc lợi” và sự thỏa mãn về công việc có mối quan hệ cùng chiều. Từ kết quả hồi quy ta có ß=0.496 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi
tương ứng là 0.496 đơn vị. Vậy giả thiết H6 được chấp nhận.
Nhân tố tiền thưởng có hệ số ßlà 0.376, với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,5 có nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “Tiền thưởng” và sự thỏa mãn công việc của người lao động là có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy khi sự thỏa mãn về “tiền thưởng” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tương ứng tăng lên 0.376 đơn vị. Vậy giả thiết H3 được chấp nhận.
Tiếp theo nhân tố “Bản chất công việc” có hệ số ß là 0.299 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “Bản chất công việc” và sự thỏa mãn về công việc có mối quan hệ cùng chiều và khi sự thỏa mãn về “Bản chất công việc” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn về công việc của người lao động tương ứng tăng lên 0.299 đơn vị. Vì vậy giả thiết H1 được chấp nhận.
Nhân tố “Tiền lương” có hệ số ß là 0.240, với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,5 có nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “tiền lương” và sự thỏa mãn công việc của người lao động là có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy khi sự thỏa mãn về “tiền lương” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tương ứng tăng lên 0.240 đơn vị. Vậy giả thiết H2 được chấp nhận.
Bảng 25: Giả thuyết của mô hình điều chỉnh Giả
thiết Nội dung Sig. Kết luận
H1
Bản chất công việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
.000 Chấp nhận
H2
Chính sách tiền lương được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
.000 Chấp nhận
H3 Chính sách tiền thưởng được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
.000 Chấp nhận
H4
Quan hệ với lãnh đạo được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
.249 Không chấp nhận
H5
Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
.778 Không chấp nhận
H6 không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
H7
Môi trường làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.
.703 Không chấp nhận
2.2.5.Kiểm định giá trị trung bình.
2.2.5.1. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn đối với nhân tố bản chất công việc. chất công việc.
Ta sử dụng công cụ One sample t test để tính ra giá trị trung bình Mean mà người lao động của công ty đã đánh giá khi được hỏi về mức độ hài lòng của họ đối với bản chất công việc của công ty. Ta thu được giá trị Mean là: 3.5243
Để kiểm tra xem liệu nhận xét của công nhân công ty đã hợp lý chưa ta tiến hành kiểm định với cặp giả thiết:
H0 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo bản chất công việc bằng 3. H1 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo bản chất công việc khác 3. Ghi chú:
Nếu sig.(2-tailed)<.05: Bác bỏ giả thiết H0
Nếu sig.(2-tailed)>.05: Không đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 Kết quả thu được như sau:
Bảng 26: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với thang đo BCCV Thang đo bản chất công việc
Mean Giá trị kiểm định t Df Sig.(2-tailed)
3.5243 3 11.987 168 .000
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Thang đo bản chất công việc có giá trị trung bình tổng thể là 3.5243 và ta thu được giá trị sig.=.000<.05. Do đó việc bác bỏ giả thiết H0 có nguy cơ phạm sai lầm rất thấp và thấp dưới mức ý nghĩa đã chọn cho kiểm định này, vì vậy ta bác bỏ giả thiết H0 hay mức độ thỏa mãn về bản chất công việc của công nhân công ty là trên mức bình thường và tiến tới tiệm cận mức đồng ý.
Sử dụng công cụ One sample t test để tính ra giá trị trung bình Mean mà người lao động của công ty đã đánh giá khi được hỏi về mức độ hài lòng của họ đối với phúc lợi của công ty. Ta thu được giá trị Mean là: 3,3156.
Để kiểm tra xem liệu nhận xét của công nhân công ty đã hợp lý chưa ta tiến hành kiểm định với cặp giả thiết:
H0 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo phúc lợi bằng 3. H1 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo phúc lợi khác 3. Kết quả thu được như sau:
Bảng 27: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với thang đo PL Thang đo phúc lợi
Mean Giá trị kiểm
định T Df Sig.(2-tailed)
3.3156 4 5.079 168 .000
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Thang đo phúc lợi có giá trị trung bình tổng thể là 3.3156 và ta thu được giá trị Sig.=.000 nhỏ hơn rất nhiều so với 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết H0 hay có thể nói rằng mức độ thỏa mãn về phúc lợi của công nhân là khác 3 tức là trên mức bình thường và tiến tới tiệm cận mức đồng ý.
2.2.5.3. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn đối với nhân tố tiền lương.
Giá trị trung bình tổng thể thu được là 3.3984, hay mức độ hài lòng của công nhân là trên mức bình thường.
Để kiểm tra tính chính xác của nhận xét trên ta kiểm định cặp giả thiết sau: H0 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo tiền lương bằng 3.
H1 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo tiền lương khác 3. Kết quả thu được như sau:
Thang đo tiền lương
Mean Giá trị kiểm định t Df Sig.(2-tailed)
3.3984 3 8.218 168 .000
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Giá trị trung bình tổng thể thu được là 3.3984, giá trị kiểm định t về mức độ thỏa mãn về tiền lương của công ty là 8.218, ứng với ý nghĩa quan sát sig.=.000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0.05. Do đó việc bác bỏ giả thiết H0 có nguy cơ phạm sai lầm rất thấp và thấp dưới mức ý nghĩa đã chọn cho kiểm định này, vì vậy ta bác bỏ giả thiết H0 hay mức độ thỏa mãn về tiền lương của công nhân viên công ty là trên mức bình thường và tiến tới tiệm cận mức đồng ý.
2.2.5.4. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn đối với nhân tố tiền thưởng.
Để kiểm tra tính chính xác của nhận xét trên ta kiểm định cặp giả thiết sau: H0 :µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo tiền thưởng bằng 3.
H1 :µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo tiền thưởng khác 3. Kết quả thu được như sau:
Bảng 29: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với thang đo TTh Thang tiền thưởng
Mean Giá trị kiểm định t Df Sig.(2-tailed)
3.2663 3 5.076 168 .000
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Qua kết quả trong bảng trên ta thấy giá trị Sig.=.000 <.05 nên ta bác bỏ giả thiết H0, tức là mức độ thỏa mãn của công nhân của công ty về tiền thưởng là trên mức bình thường và gần tiến tới mức tiệm cận đồng ý.
2.2.5.5. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ thỏa mãn chung đối với công việc.
Ta kiểm định cặp giả thiết:
H0 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo thỏa mãn chung bằng 3. H1 : µ = Giá trị trung bình tổng thể của thang đo thỏa mãn chung khác 3.
Bảng 30: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với thang đo TMChung. Thang đo thỏa mãn chung
Mean Giá trị kiểm định t Df Sig.(2-tailed)
3.4911 3 9.562 168 .000
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Từ kết quả trên ta có sig.=.000<.05 nên giả thiết H0 được chấp nhận. Tức là sự thỏa mãn trong công việc của công nhân công ty là trên mức bình thường gần đạt tới tiệm cận mức đồng ý.
2.2.6. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân. đặc điểm cá nhân.
Phân tích sự khác biệt về mức độ thỏa mãn đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân nhằm tìm hiểu xem các đặc điểm cá nhân khác nhau có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc khác nhau hay không. Hay nói cách khác sự thỏa mãn công việc của người lao động phụ thuộc như thế nào vào đặc điểm từng cá nhân của họ để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện trong việc quản lý nguồn nhân lực của công ty.
2.2.6.1. Theo giới tính.
Để kiểm định xem có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn đối với từng nhân tố theo giới tính khác nhau hay không ta sử dụng kiểm định Independent-samples T-test.
Bảng 31: Kiểm định Independent-samples T-test theo giới tính Kiểm định sự
bằng nhau của phương sai
Kiểm định sự bằng nhau của trung bình(t test)
F Sig. T Df Sig.
Bản chất công
việc Giả định phương sai bằng nhau .315 .576 .491 167 .624 Phúc lợi Giả định phương
sai bằng nhau .376 .541 -1.049 167 .296
Tiền lương Giả định phương sai bằng nhau .059 .808 1.271 167 .205 Tiền thưởng Giả định phương
sai bằng nhau .277 .599 -.792 167 .399
phương sai hai mẫu bằng nhau. Ta có giá trị Sig. trong kiểm định Levene>0,05 nên ta chấp nhận giả thiết phương sai hai mẫu bằng nhau. Cho nên ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances asumed (Giả định phương sai bằng nhau).
Kiểm định t cho giá trị Sig. ở các nhân tố đều lớn hơn 0,05 điều này chứng tỏ chưa có sự khác biệt rõ ràng về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ. Tức là mức độ thỏa mãn của nam và nữ là như nhau.
2.2.6.2. Theo tình trạng hôn nhân.
Bảng 32: Kiểm định Independent-samples T-test theo tình trạng hôn nhân Kiểm định sự
bằng nhau của phương sai
Kiểm định sự bằng nhau của trung
bình(t test)
F Sig. T Df Sig.
Bản chất công
việc Giả định phương sai bằng nhau .002 .960 1.935 167 .045 Phúc lợi Giả định phương sai
bằng nhau .250 .618 1.398 167 .164
Tiền lương Giả định phương sai bằng nhau 3.694 .056 1.188 167 .236 Tiền thưởng Giả định phương sai bằng nhau .395 .031 .400 167 .690
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Dựa vào bảng trên ta thấy kiểm định t cho giá trị Sig. ở các nhân tố đều lớn hơn 0,05 ngoại trừ nhân tố bản chất công việc có giá trị Sig.=0,045, chứng tỏ chưa có sự khác biệt rõ ràng về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn về công việc giữa độc thân và đã kết hôn ngoại trừ nhân tố “bản chất công việc” thì có sự khác biệt về sự thỏa mãn trong công việc giữa độc thân và đã kết hôn, mức độ thỏa mãn của nhóm người độc thân là cao hơn so với nhóm người đã kết hôn.