Kiểm định giả thuyết:

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may thiên an phát (Trang 50 - 52)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.8. Kiểm định giả thuyết:

Từ phương trình hồi quy tuyến tính, ta có thể thấy sự thỏa mãn về công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát có sự tác động của 4 nhân tố là: tiền lương, phúc lợi, bản chất công việc và tiền thưởng. Trong đó sự thỏa mãn về “phúc lợi” có ảnh hưởng mạnh nhất tiếp đến là sự thỏa mãn về “tiền thưởng”. Hai nhân tố có sự ảnh hưởng thấp nhất là “bản chất công việc” và “tiền lương”. Do đặc thù của công ty mà sự thỏa mãn về “phúc lợi” và “tiền thưởng” cao là phù hợp vì lao động chủ yếu ở công ty là lao động phổ thông chính vì thế mà những yếu tố này rất quan trọng đối với họ. Còn hai nhân tố ít ảnh hưởng là “bản chất công việc” và “tiền lương” điều này cũng dễ hiểu vì lao động tại công ty thực chất là các công nhân có tay nghề nên công việc cũng đơn giản đối với họ và việc tiếp xúc với lãnh đạo thường ít khi diễn ra nên mức độ ảnh hưởng thấp là có thể nhận biết được.

Phúc lợi là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn về công việc của người lao động tức là có hệ số hồi quy lớn nhất. Dấu dương của hệ số ßcó ý nghĩa mối quan hệ giữa nhân tố “Phúc lợi” và sự thỏa mãn về công việc có mối quan hệ cùng chiều. Từ kết quả hồi quy ta có ß=0.496 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi

tương ứng là 0.496 đơn vị. Vậy giả thiết H6 được chấp nhận.

Nhân tố tiền thưởng có hệ số ßlà 0.376, với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,5 có nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “Tiền thưởng” và sự thỏa mãn công việc của người lao động là có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy khi sự thỏa mãn về “tiền thưởng” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tương ứng tăng lên 0.376 đơn vị. Vậy giả thiết H3 được chấp nhận.

Tiếp theo nhân tố “Bản chất công việc” có hệ số ß là 0.299 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “Bản chất công việc” và sự thỏa mãn về công việc có mối quan hệ cùng chiều và khi sự thỏa mãn về “Bản chất công việc” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn về công việc của người lao động tương ứng tăng lên 0.299 đơn vị. Vì vậy giả thiết H1 được chấp nhận.

Nhân tố “Tiền lương” có hệ số ß là 0.240, với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,5 có nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố “tiền lương” và sự thỏa mãn công việc của người lao động là có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy khi sự thỏa mãn về “tiền lương” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tương ứng tăng lên 0.240 đơn vị. Vậy giả thiết H2 được chấp nhận.

Bảng 25: Giả thuyết của mô hình điều chỉnh Giả

thiết Nội dung Sig. Kết luận

H1

Bản chất công việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

.000 Chấp nhận

H2

Chính sách tiền lương được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

.000 Chấp nhận

H3 Chính sách tiền thưởng được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

.000 Chấp nhận

H4

Quan hệ với lãnh đạo được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

.249 Không chấp nhận

H5

Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

.778 Không chấp nhận

H6 không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

H7

Môi trường làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân.

.703 Không chấp nhận

2.2.5.Kiểm định giá trị trung bình.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư dệt may thiên an phát (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w