Nhu cầu vay vốn và một số ý kiến phỏng vấn

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn tỉnh quảng nam (Trang 73 - 77)

Bảng 6: Doanh số cho vay theo chương trình cho vay của NHCSXH huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007-

2.4.3. Nhu cầu vay vốn và một số ý kiến phỏng vấn

Đầu tư thâm canh, gia tăng mở rộng sản xuất kinh doanh là xu hướng chung của các hộ vay vốn ở huyện Nơng Sơn. Song thực tế thì hầu hết các hộ nơng dân ở đây đều thiếu vốn sản xuất. Trước thực trạng đĩ, các cơ quan đồn thể trên địa bàn huyện, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bà con vay vốn sản xuất nhưng thực tế tình hình vay vốn vẫn cịn nhiều bất cập. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu:

2.4.3.1. Nhu cầu vay vốn của người dân và mức độ đáp ứng vốn vay của Ngân hàng

Nhu cầu vay vốn hiện nay của các hộ sản xuất kinh doanh là khá lớn với những mức khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên khả năng đáp ứng của các tổ chức tín dụng đối với nhu cầu đĩ của người vay cịn nhiều hạn chế. Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bảng số liệu sau:

Qua bảng 14 ta thấy rằng ở các mức khác nhau thì nhu cầu vay vốn của người dân khác nhau và khả năng đáp ứng của ngân hàng cũng khác nhau. Với mức vay dưới 10 triệu đồng thì nhu cầu vay khá ít, chỉ cĩ 5 hộ và cả 5 hộ đều được đáp ứng. Nhìn chung thì mức vay cĩ nhu cầu vay nhiều nhất là mức vay từ 10- 30 triệu đồng, với 43 hộ chiếm 71,67% trong tổng số hộ cĩ nhu cầu vay.

Bảng 14: Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay

Phân tổ theo mứcnhu cầu vay

(Tr.đ)

Nhu cầu Đáp ứng Đáp ứng/ Nhu cầu

Số hộ % Số hộ % %

<10 5 8,33 5 9,62 100,00

10- 30 43 71,67 39 75,00 90,69

>30 12 20,00 8 15,38 66,67

Tổng 60 100,00 52 100,00 86,67

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009)

Khả năng đáp ứng của ngân hàng cũng khá tốt, với 39 hộ, đáp ứng được 90,69% so với nhu cầu vay, chiếm 75,00% trong tổng số hộ được đáp ứng. Sở dĩ như vậy là vì mức vay này cao hơn mức vay trước nhưng khả năng đáp ứng của ngân hàng cũng khá cao vì đây là mức vay chưa thực sự cao và chưa cần phải thế chấp tài sản, hơn nữa các ngân hàng hiện nay hầu như khơng thiết tha với những mĩn vay dưới 10 triệu đồng. Cịn với mức cho vay trên 30 triệu đồng là mức cho vay cần cĩ tài sản thế chấp và cần phải cĩ sự thẩm định chặt chẽ của cán bộ ngân hàng nên khả năng đáp ứng của ngân hàng ở mức vay này là 8 hộ trong khi cĩ 12 hộ cĩ nhu cầu vay, và số hộ vay với mức này đa số là trồng rừng, trang trại và kinh doanh lớn.

Như vậy nhìn chung thì nhu cầu vay vốn của người dân mặt dù cịn thấp nhưng cũng đang dần tăng lên và khả năng đáp ứng nguồn vốn vay của ngân hàng cũng ngày càng được cải thiện. Với số vốn vay này sẽ tạo điều kiện cho các hộ gia đình cĩ thêm tiềm lực mới để phát triển sản xuất kinh doanh.

2.4.3.2. Một số ý kiến phỏng vấn

Ý kiến của các hộ điều tra vốn rất quan trọng bởi nĩ phản ánh một phần nào tình hình thực tế của hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện, từ đĩ các tổ chức tín dụng thu nhận sự đĩng gĩp này để ngày càng hồn thiện tốt hơn hoạt động cuả mình.

Qua bảng 15 ta thấy, khi đánh giá về thủ tục vay thì cĩ 46 hộ trong tổng số 60 hộ điều tra cho rằng thủ tục đơn giản, chiếm 76,67%, chỉ cĩ một 14 hộ vay cho rằng thủ tục vay cịn rườm rà.

Bảng 15: Ý kiến của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Quế Trung Quế Lâm Tổng

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Đánh giá về thủ tục vay

- Rườm rà 8 26,67 6 20,00 14 23,33

- Đơn giản 22 73,33 24 80,00 46 76,67

Đánh giá về lãi suất

- Cao 10 33,33 7 23,33 17 28,33

- Bình thường 20 66,67 23 76,67 43 71,67

Nhận xét về CBTD

- Nhiệt tình 27 90,00 28 93,33 55 91,67

- Thờ ơ 3 10,00 2 6,67 5 8,33

Muốn cĩ thời hạn vay dài hơn 25 83,33 27 90,00 52 86,67

Cĩ nhu cầu vay tiếp 27 90,00 28 93,33 55 91,67

Mục đích của lần vay tiếp - Trồng trọt - Chăn nuơi - Kinh doanh - Ngành nghề, DV - Khác 7 14 5 7 6 17,94 35,89 12,82 17,94 15,41 11 15 3 4 8 26,83 38,46 7,69 9,76 17,26 18 29 8 11 14 22,50 36,25 10,00 13,75 17,50 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009)

Đây là những hộ thuộc diện được hỗ trợ lãi suất và những hộ vay với một số tiền lớn nên yêu cầu cần phải cĩ tài sản thế chấp. Thủ tục phức tạp trong khi trình độ của người dân địa phương cịn hạn chế.

Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng cũng như quy mơ vay vốn của người dân. Qua bảng phỏng vấn, cĩ 17 hộ trong 60 hộ điều tra cho rằng lãi suất cho vay cịn cao, chiếm 28,33%, cịn 43 hộ cịn lại cho rằng lãi suất như vậy là phù hợp. Như vậy điều quan trọng là các tổ chức tín dụng phải điều chỉnh lãi suất sao cho vừa đảm bảo lợi ích hoạt động của tổ chức mình đồng thời gia tăng quy mơ số lượng người vay lẫn số tiền vay.

Qua điều tra thực tế cho thấy đa số các hộ đều cho rằng cán bộ tín dụng nhiệt tình, niềm nở. Tuy nhiên bên cạnh đĩ vẫn cịn một số ít người cịn thờ ơ, tỏ vẻ khĩ chịu. Cụ thể, cĩ 55 người được điều tra cho rằng cán bộ tín dụng nhiệt tình, chỉ 5 hộ vay vốn cho rằng cán bộ tín dụng cịn thờ ơ.

Khi được hỏi về thời hạn vay thì 52 hộ chiếm 86,67% trong tổng số 60 hộ điều tra cho rằng cần cĩ thời hạn vay dài hơn để cĩ thể đảm bảo chu kỳ sản xuất một cách tốt nhất đồng thời khả năng thanh tốn vốn vay cũng cao hơn.

Khi được hỏi về nhu cầu vay tiếp thì cĩ 55 hộ chiếm 91,67% tổng số hộ điều tra cĩ nhu cầu này cho những mục đích khác nhau nhưng đa số vẫn là mục đích vay cho trồng trọt với 18 hộ và chăn nuơi là 29 hộ. Bên cạnh đĩ số hộ vay để phục vụ cho những mục đích khác như kinh doanh, ngành nghề- dịch vụ cũng được tăng lên.

Như vậy, các cán bộ tín dụng nên thơng qua những cuộc điều tra, khảo sát thực tiễn để hiểu hơn những nhu cầu, nguyện vọng của người dân để từ đĩ đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đáp ứng những nhu cầu đĩ một cách tốt nhất, để các TCTD thực sự là “bạn của nhà nơng”.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn tỉnh quảng nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w