Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 33)

Hoà vào xu thế phát triển chung của cả nước, công ty tiếp tục ổn định và phát triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; cố gắng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đã đạt được”.

Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có sao cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các khách hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủ động ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty.

Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của công ty là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập cho công nhân viên.

Liên kết, liên doanh với các công ty khác nhằm tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu vững mạnh đồng thời cũng đem về cho công ty một khoản lợi nhuận đáng kể.

Phân bổ nguồn lực, xúc tiến nhanh các dự án đầu tư trọng điểm như: xây dựng trạm nghiền Xi Măng Hà Tiên II – Long An; xây dựng dự án dây chuyền 2 – Xi Măng Hà Tiên II; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện cổ phần hoá công ty vào đầu năm 2007.

Hỗ trợ và khuyến khích Cán Bộ, Công Nhân Viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.

Chương 4: TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Công ty Xi Măng Hà Tiên II với chức năng sản xuất và kinh doanh Xi Măng và Clinker. Bên cạnh hoạt động sản xuất Xi Măng để cung cấp cho các tỉnh phía Nam, công ty còn có nhiệm vụ cung cấp Clinker – bán thành phẩm để làm nguyên liệu đầu vào cho các công ty ở các tỉnh lân cận. Ra đời từ rất lâu (năm 1964), đến nay công ty đã có một trụ sở làm việc ổn định và lớn mạnh; 4 chi nhánh và 8 trạm giao dịch ở khắp các tỉnh phía Nam.

Hoạt động sản xuất của công ty với hệ thống công nghệ dây chuyền ổn định, được đưa vào vận hành ngay từ buổi ban đầu, mặc dù hệ thống dây chuyền thiết bị đã cũ, nhưng đến nay vẫn còn khả năng hoạt động tốt và cho sản lượng thực tế vượt công suất thiết kế. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ít có sự biến động lớn, công ty cũng không xây dựng lớn, ít mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Hiện nay, công ty đang cố gắng, nỗ lực, không ngừng tăng cường đưa sản phẩm ra thị trường ngày càng nhiều. Thực trạng trên khiến cho vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn.

Bảng 1: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

(Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 04/03 So sánh 05/04 Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng vốn 734.07 4 741.43 7 637.01 8 7.363 101 -104.419 85,92 Vốn lưu động 436.422 477.873 463.210 41.451 109,5 -14.663 96,93 Vốn cố định 297.652 263.564 173.808 -34.088 88,55 -89.756 65,95

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

Tổng vốn của công ty có xu hướng giảm, đặc biệt năm 2005 tổng vốn giảm mạnh, tốc độ giảm bình quân hàng năm là -7%2, phải chăng đây là dấu hiệu công ty đang sử dụng nguồn vốn theo một xu hướng không mấy khả quan? Năm 2004, tổng vốn so với năm trước tăng không đáng kể chỉ có 1%, tương đương lượng tăng tuyệt đối là 7,4 tỷ đồng. Sang năm 2005, tổng vốn giảm mạnh, so với năm 2004 giảm 14,08% và lượng giảm tuyệt đối là 104,42 tỷ đồng. Nguyên nhân là do vốn cố định qua các năm đều giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2005 và vốn lưu động trong năm này cũng hơi giảm, điều này đã đẩy nhanh mức giảm chung của tổng vốn. So với năm trước, vốn lưu động năm 2004 tăng 41,5 tỷ đồng; năm 2005 giảm 14,7 tỷ đồng; vốn cố định năm 2004 giảm 34,1 tỷ đồng; năm 2005 giảm tới 89,8 tỷ đồng. Vậy nguyên nhân chính của tình trạng giảm mạnh của tổng vốn là do đâu? Để thấy rõ hơn sự tăng giảm của nhân tố nào làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng vốn ta sẽ đi vào phân tích tỷ trọng của từng khoản mục qua các năm như sau.

4.1.1 Kết cấu vốn

Tổng vốn của công ty được cấu thành từ vốn lưu động và vốn cố định. Do đó, sự biến động của tổng vốn là do sự biến động của 2 thành tố trên gây nên. Ta sẽ quan sát biểu đồ dưới đây để thấy rõ sự biến động này.

Biểu đồ 1: Kết cấu tổng vốn theo tỷ lệ % của công ty

(Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II)

Từ biểu đồ 1 ta thấy, tỷ trọng của vốn lưu động tăng dần lên qua 3 năm, tỷ trọng của vốn cố định thì giảm dần. So với năm trước, tỷ trọng vốn lưu động năm 2004 tăng 5% và năm 2005 tăng 8,42%. Tương ứng với việc tăng tỷ trọng của vốn lưu động là sự sụt giảm của vốn cố định.

Công ty ít xây dựng thêm nhà xưởng mà chỉ đầu tư nâng cấp, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Tài sản cố định tuy có tăng nhưng chậm và không đáng kể so với số tài sản công ty đã thanh lý do máy móc thiết bị đã cũ, không thể tận dụng được nữa, hàng năm công ty cũng dịch chuyển một lượng lớn giá trị vốn cố định vào quỹ khấu hao, khoản đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2005 giảm mạnh. Do đó, làm cho vốn cố định biến động mạnh. Vốn lưu động tăng nhẹ, chủ yếu do công ty đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh, cố gắng thực hiện mục tiêu đưa sản phẩm kịp thời đến tay người tiêu dùng, tranh thủ mọi cơ hội thuận lợi khi thời cơ đến. Để thấy rõ sự biến động trên ta đi sâu xem xét chi tiết các khoản mục trong vốn lưu động và vốn cố định.

4.1.1.1. Kết cấu vốn lưu động

Để xem xét tính hợp lý của các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động ta đi vào biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2: Kết cấu vốn lưu động theo tỷ lệ % của công ty

( Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II)

 Nhìn vào biểu đồ trên, vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn lưu động của công ty, chiếm đến 59,57% tổng vốn lưu động năm 2004, nguyên nhân là do trong năm 2004 công ty bán hàng thu tiền về được nhiều, vấn đề này cũng đồng nghĩa

với việc sản phẩm của công ty được khách hàng tín nhiệm. Thế nhưng, vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ lệ quá cao như trên là chưa được tốt. Đến năm 2005 vốn bằng tiền giảm 7,56% so với năm 2004 nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn lưu động. Trong năm 2005, tỷ trọng của vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực.

 Đứng thứ 2 trong cơ cấu vốn lưu động là hàng tồn kho chiếm trên 37%. Năm 2005, hàng tồn kho của công ty tăng cao hơn năm trước cả về tỷ trọng (+2,35%) lẫn số tuyệt đối (+5,84 tỷ đồng). Hàng tồn kho tăng có rất nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất là do năm 2005 công ty đang hạn chế số lượng hàng bán ra với ý đồ chờ giá bán tăng lên (do công ty đang chờ sự cho phép của Tổng công ty). Nhưng sự tăng lên này là xu hướng không tốt làm vốn bị ứ đọng đồng thời làm chậm khả năng quay vòng vốn.

 Kế đến là các khoản phải thu. Năm 2003 chiếm tỷ lệ cao nhất (11,16%) tổng vốn lưu động. Năm 2005, tỷ trọng các khoản phải thu xấp xỉ năm 2003, chiếm 11,09% tổng vốn lưu động. Nhưng về số tuyệt đối thì khoản phải thu năm 2005 tăng cao, tăng 2,69 tỷ đồng so với năm 2003, bởi vì năm 2005 công ty đã thắt chặt chích sách tín dụng đối với các khách hàng của mình, với mục đích hạn chế số lượng hàng bán ra. Bằng chứng là trong năm này khoản chiết khấu thương mại của công ty giảm hẳn, giảm 13,26 tỷ đồng so với năm 2004. Do vậy, khách hàng sẽ mua sản phẩm của công ty với thời hạn trả tiền lâu hơn do ít được hưởng khoản chiết khấu, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho vốn bằng tiền của công ty trong năm 2005 giảm xuống. Sự gia tăng của các khoản phải thu trong năm 2005 được đánh giá là chưa tốt, bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán.

4.1.1.2. Kết cấu vốn cố định

Vốn cố định chiếm khoảng hơn 1/3 giá trị tài sản công ty. Qua 3 năm, tỷ trọng của vốn cố định ngày càng giảm trong tổng vốn (biểu đồ 1). Để thấy rõ sự sụt giảm này do ảnh hưởng bởi những nhân tố nào ta sẽ đi vào phân tích chi tiết từng khoản mục thông qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3: Kết cấu vốn cố định theo tỷ lệ % của công ty

(Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quan sát biểu đồ 3 ta thấy, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm phần lớn trong tổng vốn cố định và khá biến động qua các năm. Năm 2004, tỷ trọng của khoản này là cao nhất, chiếm đến 59% tổng vốn cố định. Thế nhưng, sang năm 2005 tỷ lệ này giảm hẳn và chỉ còn chiếm 32% trong tổng vốn cố định. Tình trạng này phản ánh mức độ tốt xấu như thế nào còn phải xem xét cụ thể khoản mục nào trong đầu tư tài chính dài hạn giảm và công ty giảm khoản này có nguyên nhân do đâu sẽ được lý giải ở phần sau (phần phân tích tình hình vốn cố định của công ty).

 Kể đến là tài sản cố định của công ty, đây là khoản mụcchiếm đáng kể trong tổng vốn cố định, nhưng so với tổng vốn cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và có sự biến động qua các năm, bởi vì vốn cố định của công ty chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn, bên cạnh đó công ty cũng ít mua sắm mới tài sản cố định có giá trị lớn. Năm 2003, tài sản cố định của công ty chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm đến 47% trong tổng vốn cố định. Năm 2004, giảm chỉ còn 30% và đến năm 2005 tỷ lệ này lại tăng lên đến 43%. Trên thực tế, tài sản cố định tăng được đánh giá là tích cực, cho thấy công ty có chú ý đầu tư nâng cấp, thay thế nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và tạo được tâm lý an tâm sản xuất cho cán bộ công nhân viên. Thế nhưng, tài sản cố định tăng cũng chưa chắc tốt, và giảm xuống cũng không hẳn là xấu; do đó cần phải xem xét sự tăng lên này có được sử dụng đúng mục đích hay không, những tài sản được cắt giảm là những tài sản làm tiêu tốn nhiều chi phí hay khả năng phục vụ kém chăng? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong phần phân tích về tình hình của tài sản cố định và ở đó mức độ phục vụ của tài sản cố định hiện tại là như thế nào cũng sẽ được phản ánh.

 Tiếp theota xét đến tỷ trọng của chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn cố định và cao nhất cũng chỉ chiếm 25% năm 2005. Nhưng điều đáng chú ý là tỷ trọng của khoản mục này qua các năm đều tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Bằng chứng là, trong năm 2005, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ và chiếm tỷ trọng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do năm 2005 công ty đang tiến hành triển khai nhanh 2 dự án lớn với hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thị trường trong thời gian tới. Do vậy sự gia tăng của khoản này được đánh giá là rất tốt, thể hiện dấu hiệu nhận biết công ty đang ở trong giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh. Đây là biểu hiện tích cực cho sự phát triển của công ty về hướng lâu dài.

4.1.2. Kết cấu nguồn vốn

Tổng vốn của công ty biến động qua các năm và đặc biệt giảm mạnh vào năm 2005, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng biến động tương ứng. Nhưng nhân tố nào chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn và làm ảnh hưởng mạnh đến sự biến động nguồn vốn, khả năng độc lập đối với các chủ nợ của công ty ra sao? Ta sẽ quan sát biểu đồ bên dưới để thấy được những vấn đề trên.

Biểu đồ 4: Kết cấu nguồn vốn theo tỷ lệ % của công ty

(Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II)

Từ biểu đồ trên ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp, chỉ bằng 1/5 tổng nguồn vốn. Nguyên nhân do công ty ít vay nợ, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua đó, thể hiện mức độ độc lập, tự chủ đối với các chủ nợ cao.

4.1.2.1. Nợ phải trả

Kết cấu nợ phải trả của công ty được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 5: Kết cấu nợ phải trả theo tỷ lệ % của công ty

(Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II)

Qua 3 năm, nợ phải trả có sự biến động nhỏ, công ty ít vay nợ nên nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn. Trong nợ phải trả thì phần nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, do công ty dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động. Vay ngắn hạn năm 2003 chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 91% nợ phải trả, nguyên nhân là do trong năm này công ty đã tiếp nhận hệ thống dây chuyền mới - hệ thống phát điện sử dụng nhiệt khí thải lò quay NEDO (80,7 tỷ đồng) - là công nghệ của Nhật Bản, được Tổng công ty cung cấp nên giá trị được tạm tính vào các khoản phải trả, phải nộp khác. Năm 2003, vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ phải trả, nhưng so với tổng nguồn vốn cũng chỉ chiếm đến 19,98%, đây là tỷ trọng còn quá khiêm tốn đối với một công ty sản xuất kinh doanh lớn và chưa phù hợp với tỷ trọng của vốn lưu động. Thế nhưng, công ty có vốn chủ sở hữu rất lớn, đủ khả năng tài trợ cho một phần lớn tài sản lưu động của mình, do vậy với quy mô sản xuất kinh doanh hiện tại công ty chưa có nhu cầu vay thêm vốn bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Vì thế, nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn cũng là điều hợp lý.

4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Công ty được Nhà nước cấp vốn rất ít và phần lớn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại vào vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vào các quỹ.

Biểu đồ 6: Kết cấu vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ % của công ty

( Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy nguồn vốn kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu và liên tục gia tăng về tỷ trọng qua các năm, năm 2005 nguồn vốn kinh doanh chiếm đến 61% vốn chủ sở hữu. Tương ứng với sự gia tăng của nguồn vốn kinh doanh là sự sụt giảm về tỷ trọng của các quỹ, năm 2005 các quỹ chỉ còn chiếm 30% vốn chủ sở hữu, giảm tới 17%. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tuy

chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn chủ sở hữu nhưng về tỷ trọng lại đang gia tăng rất nhanh, năm 2005 khoản này tuy chỉ chiếm 9% nhưng đã tăng lên 5% so với năm trước. Nguyên nhân là do công ty đang tập trung đầu tư để xúc tiến triển khai 2 dự án lớn. Các

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 33)