Về phía công ty

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 67 - 73)

Để đạt kết quả tốt hơn công ty cần phải có giải pháp về trình độ nguồn nhân lực:

 Do yêu cầu khách quan của xu thế quốc tế hóa, nên nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty nên:

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại. Đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo nội bộ. Công ty Xi măng Hà Tiên II nên có “ban đào tạo” gồm những chuyên viên giỏi, cán bộ quản lý cao cấp,… theo dõi vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên toàn công ty. Nếu thực hiện tốt vấn đề trên, công ty sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, giữ được người giỏi ở lại với công ty. Chính điều này sẽ nâng cao sức mạnh cũng như vị thế của công ty trên thị trường.

- Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,… Qua đây góp phần tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Từ đó sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt, phát huy tính sáng tạo, năng động trong đội ngũ người lao động. Đây là nguồn gốc của việc tạo nên sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh; hình thành rõ nét văn hóa doanh nghiệp - yếu tố rất quan trọng trong quá trình hội nhập, cạnh tranh.

 Đẩy mạnh việc ứng dụng tin học vào quản lý hành chính: Tổ chức hệ thống mạng (máy tính) từ trung tâm đến các cơ sở. Nếu điều này được thực hiện tốt sẽ giúp đơn vị phản ứng nhanh chóng, linh hoạt với tình hình thị trường ngày càng biến động, từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa những biến động làm ảnh hướng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phòng phụ trách việc mua hàng của công ty cần năng động và có biện pháp xử lý các thông tin của thị trường tốt hơn để có những giải pháp kịp thời.

 Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ để quản lý hàng tồn kho hợp lý.

 Không ngừng khai thác tốt và phát huy lợi thế về năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cần có chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

 Xúc tiến việc ký kết hợp đồng được diễn ra nhanh chóng, dự án mời thầu được xét duyệt thuận lợi, hồ sơ xét duyệt được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

 Công ty cần nhanh chóng thay thế hệ thống thiết bị công nghệ sử dụng nguồn nhiên liệu dầu bằng than nhằm hạ chi phí xuống mức có thể chấp nhận được, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty, kịp thời khích lệ tinh thần thi đua sản xuất, hăng say lao động.

 Công ty cần nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa để có thể huy động được các nguồn dài hạn trong nhân dân.

 Hiện nay, công ty nói riêng và ngành sản xuất xi măng của Việt Nam nói chung đang được bảo hộ với mức thuế quan nhập khẩu khá cao. Trong xu thế toàn cầu hóa, công ty cần tăng doanh và đặc biệt cần thiết phải cắt giảm chi phí xuống để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành, chuẩn bị con đường đi khá hoàn thiện và vững chắc nhằm chuẩn bị tốt tư thế sẵn sàng hội nhập để mang đến thành công cao nhất, đồng thời gầy dựng cơ cấu vốn tối ưu trong doanh nghiệp.

PHẦN KẾT LUẬN

Hòa vào xu thế hội nhập của đất nước với nền kinh tế thị trường nhiều khó khăn và thách thức, tình hình của tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là các ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng xăng, dầu gặp nhiều trở ngại lớn, do tình hình thị trường xăng dầu trên Thế Giới không được ổn định, kéo theo sự biến động của các thị trường khác. Nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc cộng với ý chí và lòng quyết tâm của toàn thể Cán bộ, Công Nhân Viên công ty, công ty đã cố gắng vươn lên có chỗ đứng trên thị trường. Doanh thu bán hàng của công ty cao và liên tục tăng qua các năm, năm 2005 doanh thu đạt 967,3 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Hàng năm công ty đều đạt doanh thu vượt kế hoạch đề ra. Mặc dù năm 2005, tình hình thị trường có nhiều biến động khiến cho hoạt động sản xuất của công ty gặp khó khăn, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 61,4 tỷ đồng, đã bổ sung được một lượng vào nguồn vốn của công ty nhằm thực hiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2005, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 521,63 tỷ đồng, tuy giảm 107,93 tỷ đồng so với năm trước, nhưng đây là lỗ lực rất lớn của Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ, Công Nhân Viên.

Ngoài những thành quả mà công ty đã đạt được trong 3 năm báo cáo, khi đi vào tình hình cụ thể thì ta thấy: (1)Các chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được chưa cao lắm. (2)Tình hình huy động vốn chưa phát huy hết hiệu quả. (3)Các nguồn tài trợ để tài trợ ngắn hạn chưa hợp lý,….Vì thế, công ty nên: (1)Thay đổi cơ cấu vốn. (2)Sử dụng nguồn nhiên liệu thay thế nguồn nhiên liệu khan hiếm, đắt đỏ. (3)Nhanh chóng đi vào vận hành các dự án mới với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than. (4)Nhất quán thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực với hy vọng hạ chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất. (5)Thực hiện mối quan hệ uy tín với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng để dễ dàng hơn trong việc tìm nguồn. (6)Và điều quan trọng hơn hết là phải thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo thị trường kể cả tầm gần và tầm xa. Hy vọng rằng, trong thời gian năm 2006 và các năm sau nữa công ty sẽ xử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn và chuẩn bị thật tốt tư thế của mình để bước vào xu thế hội nhập Quốc Tế với những thời cơ và thách thức, với những gian nan và chiến thắng.

1. Một số thông tin tài chính về công ty xi măng hà Tiên II 1.1. Bảng cân đối kế toán(năm 2003, 2004 và 2005)

(Đvt: Đồng)

TÀI SẢN MÃ SỐ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 436.422.418.958 477.873.454.618 463.210.735.528 I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 110 247.187.900.202 284.667.332.888 240.899.958.017

1. Tiền 111 247.187.900.202 284.667.332.888 240.899.958.017

III. Các khoản phải thu 130 48.685.950.705 28.157.856.067 51.372.381.957

1. Phải thu của khách hàng 131 33.352.584.430 16.976.205.484 14.616.429.526 2. Trả trước cho người bán 132 14.773.951.935 10.723.485.525 36.278.393.369 5. Các khoản phải thu khác 138 559.414.340 458.165.059 490.201.662

IV. Hàng tồn kho 140 139.993.729.562 164.671.812.288 170.514.039.439 1. Nguyên vật liệu 141 126.550.713.795 142.229.390.515 63.815.645.003 2. Công cụ, dụng cụ 142 752.854.644 258.611.956 134.950.758 3. Chi phí SXKD dở dang 143 16.808.609.790 19.072.450.430 19.795.910.299 4. Thành phẩm tồn kho 144 8.129.116.226 1.232.498.531 1.510.513.660 5. Hàng hóa tồn kho 145 0 1.878.498.531 85.257.019.719 6. Dự phòng giảm giá 149 -12.247.564.892 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 554.838.489 376.419.175 424.356.115 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 554.838.489 376.419.175 0 2. Các khoản thuế phải thu 152 0 0 424.356.115

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 297.652.358.778 263.564.127.423 173.808.018.951 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 395.625.875

3. Phải thu dài hạn khác 213 0 0 395.625.875

II. Tài sản cố định 220 160.090.519.233 106.514.441.699 117.242.200.473

1.Tài sản cố định hữu hình 221 138.002.943.340 83.047.573.708 73.414.917.368 - Nguyên giá 222 1.453.737.202.388 1.421.375.781.516 1.423.190.653.106 -Giá trị hao mòn lũy kế 223 -1.315.734.259.048 -1.338.328.207.808 -1.349.775.735.738

3. Tài sản cố định vô hình 227 50.080.883 0 0

- Nguyên giá 228 385.481.500 385.481.500 385.481.500 -Giá trị hao mòn lũy kế 229 -335.400.617 -385.481.500 -385.481.500 4. Chi phí XDCBDD 230 22.037.495.011 29.201.879.569 43.827.283.105

III.Các khoản ĐTTCDH 250 137.457.664.205 151.133.431.256 56.133.431.256

1. Đầu tư vào công ty con 251 14.661.663.500 43.900.925.000 43.900.925.000 2. Đầu tư vào công ty liên doanh 252 27.796.000.705 12.232.506.256 12.232.506.256 3. Đầu tư dài hạn khác 258 95.000.000.000 95.000.000.000 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV. Tài sản dài hạn khác 260 104.175.339 49.242.015 36.761.347

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 104.175.339 49.242.015 36.761.347

V. Ký quỹ ký cược dài hạn 270 0 132.000.875 0 TỔNG TÀI SẢN 280 734.074.777.736 741.437.590.591 637.018.754.479

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II

I. Nợ ngắn hạn 310 146.638.690.895 94.689.885.568 98.669.023.276

3. Phải trả cho người bán 312 62.547.131.406 59.892.568.417 70.991.092.757 4. Người mua trả tiền trước 313 703.410.303 12.880.185.810 2.377.713.541 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà

nước 314 -16.396.697.378 8.690.425.426 2.330.021.488 6. Phải trả công nhân viên 315 17.678.167.109 11.304.728.112 20.351.954.987 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 82.106.679.455 1.921.977.804 2.618.240.502

III. Nợ khác 330 14.726.166.340 17.186.634.595 16.720.490.107

1. Chi phí phải trả 331 14.726.166.340 17.186.634.595 16.720.490.107

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 572.709.920.501 629.561.070.429 521.629.241.096 I. vốn chủ sở hữu 410 548.626.237.613 606.194.829.443 502.244.252.600

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 296.234.837.205 335.566.317.945 367.305.978.944

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 0

6. Quỹ đầu tư phát triển 416 182.789.810.783 191.622.558.056 51.352.782.118 7. Quỹ dự phòng tài chính 417 69.601.589.626 79.005.298.429 83.568.037.864 9. Lợi nhuận chưa phân phối 419 0 655.014 17.453.675

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 24.083.682.888 23.366.240.986 19.384.988.496

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 24.083.682.888 23.366.240.986 19.384.988.496

TỔNG NGUỒN VỐN 430 734.074.777.736 741.437.590.591 637.018.754.479

( Đvt: Đồng)

CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 1 898.963.655.790 961.983.868.910 967.959.381.232 2. Các khoản giảm trừ 3 11.862.008.426 13.953.602.514 693.359.875

- Chiết khấu thương mại 11.862.008.426 13.953.602.514 693.359.875

- Giảm giá hàng bán 0 0 0

- Hàng bán bị trả lại 0 0 0

Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT trực

tiếp 0 0 0 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 887.101.647.364 948.030.266.396 967.266.021.357 4. Giá vốn hàng bán 11 717.714.141.300 761.459.913.609 843.367.246.022 5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 169.387.506.064 186.570.352.787 123.898.775.335 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 15.324.686.356 14.608.857.339 13.943.355.699 7. Chi phí tài chính 22 1.391.046.016 1.560.768.371 2.072.957.974

Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8. Chi phí bán hàng 24 35.480.846.756 37.296.089.235 27.742.436.541 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 30.814.761.883 30.192.181.522 28.438.414.398 10. Lợi nhuận thuần từ hạt động kinh

doanh {30=20+(21-22)-(24+25)} 30 117.025.537.765 132.130.170.998 79.588.322.121

11. Thu nhập khác 31 0 15.867.306.438 5.256.047.921 12. Chi phí khác 32 0 343.818.094 380.346.430 13. Lợi nhuận khác 40 0 16.211.124.532 5.636.394.351 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế(50=30+40) 50 117.025.537.765 148.341.295.530 85.224.716.472 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải

nộp 51 32.767.150.574 41.535.562.748 23.862.920.612 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp (60=50-50) 60 84.258.387.191 106.805.732.782 61.361.795.860

o Huỳnh Đức Lộng. 1997. Phân tích hoạt động kinh doanh. TPHCM: NXB thống kê.

o Nguyễn Hải Sản. 2003. Quản trị tài chính. TPHCM: NXB thống kê.

o Thạc sĩ: Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. TPHCM: NXB thống kê.

o Thạc sĩ: Bùi Văn Dương. 2000. Kế toán doanh nghiệp lập và phân tích báo cáo tài chính. TPHCM: NXB thống kê.

o JOSETTE, PYMAR. 2000. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TPHCM: NXB thống kê.

o Các bài luận văn của các anh chị khóa I, II - Trường Đại học An Giang.

o http:// www.xmht2.com

o Các tài liệu của công ty cung cấp

o Tạp chí khoa học kinh tế. Số 186 – Tháng 4/2006. Phát triển kinh tế. Đại học Kinh Tế TPHCM. Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 67 - 73)