Nguồn vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 48 - 49)

Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có: Vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và các quỹ. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 11: vốn chủ sở hữu (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Tổng cộng 572.709 629.561 521.629 56.851 -107.957 -NSNN cấp 1.396 1.396 1.396 0 0 -Vốn tự bổ sung 280.933 311.991 321.477 31.057 9.486 -Các quỹ 290.380 316.173 198.756 25.793 -117.417 +Quỹ ĐTPT 182.789 191.622 46.883 8.832 -144.739 +Quỹ DPTC 69.601 79.005 83.565 9.403 4.560 +NV ĐTXDCB 13.905 22.179 48.922 8.274 26.742 +Quỹ KT,PL 24.083 23.366 19.384 -717 -3.981

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

 Vốn ngân sách Nhà nước cấp các năm qua không tăng. Năm 2004 và 2005, Nhà nước không cấp vốn cho công ty.

 Nguồn vốn tự bổ sung tăng liên tục qua các năm; năm 2003 là 23,6 tỷ đồng, năm 2004 tăng 31,1 tỷ đồng, sang năm 2005 công ty tự bổ sung vốn 9,5 tỷ đồng, nâng tổng số vốn tự bổ sung lên đến 321,5 tỷ đồng. Sự gia tăng vốn tự có qua các năm chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Sự gia tăng này, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và làm giảm chi phí sử dụng vốn. Công ty chủ yếu bổ sung lợi nhuận để lại vào vốn cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, vốn lưu động, để mua mới, thay thế và nâng cấp tài sản cố định; chi phí xây dựng cơ bản dở dang đang trong giai đoạn mới bổ sung và tăng liên tục qua các năm với 2 dự án lớn đang được xúc tiến triển khai; vốn lưu động thì được bổ sung rất ít, chủ yếu được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng, do vậy một phần vốn lưu động được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu mà lẽ ra phải được tài trợ từ nguồn ngắn hạn. Trong những năm tới, vốn tự bổ sung về thấp, công ty có nhu cầu mở rộng quy mô để tranh thủ sự ủng hộ của thị trường. Do vậy công ty cần dựa vào uy tín và khả năng thanh toán của mình để có thể vay mượn nợ ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, với sự phát triển ổn định của công ty. Hy vọng rằng khi đó công ty sẽ nhanh chóng phát triển mở rộng quy mô và sử dụng vốn đúng theo mục đích của mình.

 Các quỹ biến động theo tình hình đầu tư phát triển của công ty. Năm 2003 giá trị của các quỹ: 290,4 tỷ đồng, năm 2004 các quỹ là: 316,2 tỷ đồng, năm 2005 các quỹ giảm còn 198,8 tỷ đồng. Do quỹ khen thưởng phúc lợi giảm hẳn do công ty đã cắt giảm khoản khen thưởng thông thường ở trong năm và thay vào đó là tăng mức lương bình quân của nhân viên lên, quỹ đầu tư phát triển giảm mạnh 144,7 tỷ đồng, song song đó là sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công ty sử dụng quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vào đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn kinh doanh. Một trong những lý do làm cho quỹ đầu tư giảm là do khoản đầu tư dài hạn khác giảm mạnh, mặt khác là do mở rộng quy mô (Đầu tư cho dự án Long An, Hà Tiên 2.2, bổ sung quỹ lương, tăng tài sản cố định,…). Qua đây, cũng chứng tỏ công ty đang. chú trọng vào phát triển hạ tầng máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề phát triển về sau.

Vốn ngân sách Nhà nước cấp ít, công ty phải tự cân đối, tự huy động nguồn vốn nhưng đến nay công ty đã có được nguồn vốn chủ sở hữu trên 520 tỷ đồng. Đây là thành quả rất lớn mà công ty đã phải phấn đấu nhiều, thể hiện khả năng tự lực cánh sinh, cũng như biểu hiện sức mạnh tự chủ của mình đối với Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 48 - 49)