Tình hình nợ phải trả của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9:Nợ phải trả (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Tổng cộng 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513 -Nguồn vốn tín dụng 0 0 0 0 0 Vay ngắn hạn 0 0 0 0 0 Vay dài hạn 0 0 0 0 0
-Các khoản đi chiếm dụng 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Nợ phải trả gồm nguồn vốn tín dụng và các khoản chiếm dụng. Bình quân hàng năm các khoản nợ phải trả của công ty có tốc độ giảm 15,4%5. Công ty không vay ngắn hạn cũng như dài hạn mà vay nợ của các đơn vị khác thông qua các khoản đi chiếm dụng. Vì thế, nợ phải trả giảm là do các khoản đi chiếm dụng giảm. Tình hình các khoản đi chiếm dụng của công ty được thể hiện trong bảng 11:
4 -39% = 98,2 – 59,4; -27% = [(73.414/138.053)1/2 -1] *100% -7,34% = 59,4 – 52,06; 0,142% = [(1.410/1.406)1/2 - 1] *100%
Bảng 10: Các khoản đi chiếm dụng
(Đvt: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04
Các khoản đi chiếm dụng 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513 Chi tiết các khoản đi chiếm dụng:
- Phải trả cho người bán 62.547 59.892 70.991 -2.654 11.098
-Người mua trả tiền trước 703 12.880 2.377 12.176 -10.502
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước -16.396 8.690 2.319 25.087 -6.370
- Phải trả công nhân viên 17.678 11.304 20.351 -6.373 9.047
- Các khoản phải trả, phải nộp khác 82.106 1.921 2.618 -80.184 696
- Chi phí phải trả 14.726 17.186 16.744 2.460 -442
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Trong bảng 11 biến động mạnh nhất là khoản phải trả, phải nộp khác. Khoản này năm 2003 có giá trị tăng đột biến, đạt đến 82,11 tỷ đồng và nguyên nhân của sự đột biến này đã được làm rõ ở phần 4.1.2.1.Kết cấu nợ phải trả.
Đáng chú ý kế tiếp là sự lớn mạnh của khoản phải trả cho người bán. Khoản này luôn đạt giá trị cao, chiếm đến 50% các khoản đi chiếm dụng và tăng qua các năm. Năm 2005, đạt giá trị gần 71 tỷ đồng, tăng 11,1 tỷ đồng so với năm trước. Là một công ty lớn chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng, cũng như các công ty khác, Hà Tiên II có rất nhiều nhà cung cấp, nên không thể thanh toán hết tất cả các khoản đầu vào của mình, đòi hỏi công ty sẽ có sự so sánh chính sách tín dụng của các nhà cung cấp sao cho mang lại hiệu quả nhất về cho công ty. Công ty chủ yếu nợ tiền của nhà cung cấp dầu và đất đỏ vì đây là các khoản đầu vào trong các năm gần đây ít được khuyến khích sử dụng. Bởi vì, phải chịu ảnh hưởng của giá dầu trên Thế Giới bên cạnh đó phải chịu chi trả tất cả các loại thuế cho nhà cung cấp nguyên liệu đất của mình.
Khoản mục cũng được để ý đến là người mua trả tiền trước. Năm 2004, khoản người mua trả tiền trước tăng đột biến, tăng tới 12,2 tỷ đồng. Khoản này tăng lên là do trong năm 2004, chính sách tín dụng của công ty còn khá hấp dẫn, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ xi măng hết sức nóng bỏng, do vậy khách hàng đã ủng hộ sản phẩm của công ty nhiều hơn so với các năm trước.
Phải trả công nhân viên có giá trị khá lớn và qua các năm cũng có sự biến động. Công ty chủ yếu là chiếm dụng lương nhân viên, mức lương bình quân của công nhân viên là 3,5 triệu đồng/tháng. Lương nhân viên bao gồm: lương cơ bản, tiền cơm ca và tiền thưởng, lợi nhuận được chia. Năm 2004, mặc dù lợi nhuận thu về tăng cao, nhưng do công ty có kế hoạch đầu tư và dự báo được tình hình thị trường biến động khó đoán, do vậy khoản lợi nhuận này sẽ được đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau, đây là nguyên nhân chính làm cho khoản phải trả công nhân viên giảm. Năm 2005, khoản này đạt 20,4 tỷ đồng, tăng so với năm trước hơn 9 tỷ đồng. Sự tăng này chủ yếu là do cách tính lương, trong năm công ty điều chỉnh giá tiền lương dựa vào giá cả thị trường.
Các khoản đi chiếm dụng khá lớn, khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các khoản đi chiếm dụng và tăng liên tục qua các năm do doanh số bán hàng liên tục tăng lên, phù hợp với mức độ và quy mô sản xuất kinh doanh. Đây là một khoản vốn khá lớn, công ty tranh thủ sử dụng mà không phải tốn chi phí sử dụng vốn. Trong thực tế, khả năng tăng các khoản này không phải là chuyện đơn giản mà có thể nói đây là một dạng biểu hiện uy tín của đơn vị trên thương trường.