Phân tích tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 42 - 46)

Tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty qua 3 năm (2003 – 2005), được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

(Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 TSCĐ 138.053 83.047 73.414 -60.741 -9.633 Các khoản ĐTTC DH 137.457 151.133 56.133 13.676 -95.000 CP XDCB dở dang 22.037 29.201 43.827 7.164 14.626 CP trả trước dài hạn 104 49 36 -55 -13 Tổng TSCĐ 297.651 263.430 173.410 -34.221 -90.020

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

a. Chi phí xây dựng cơ bản

Do được thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất khá ổn định. Vài năm gần đây công ty đang đầu tư xây dựng 2 dự án mới: Trạm nghiền Long An và dự án Xi Măng Hà Tiên 2.2. Do vậy, chi phí xây dựng cơ bản tăng nhanh qua các năm. Bằng chứng là năm 2003, chi phí xây dựng cơ bản là 22 tỷ đồng và năm 2004 giá trị là 29,2 tỷ đồng; đến năm 2005 giá trị của khoản này đã tăng mạnh hơn 2 năm trước và đạt 43,83 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bởi vì, theo dự báo trong năm 2006 nhu cầu sử dụng xi măng của cả nước vào khoảng 29,1 triệu tấn, tăng gần 10% so với năm 2005, trong khi đó sản lượng xi măng sản xuất của các nhà máy trong nước có khả năng đạt khoảng 22,6 triệu tấn, như vậy nguồn cung có khả năng thiếu hụt tới 6,5 triệu tấn xi măng.

tin trên, công ty đã đầu tư vào khoản này rất mạnh và nhanh chóng xúc tiến cho các dự án sớm được đưa vào sử dụng nhằm giúp công ty ngày càng phát triển và mở rộng quy mô hơn nữa, tranh thủ sự ủng hộ của thị trường. Thực trạng này cho thấy sự phát triển vững mạnh ngày càng được bành chướng về quy mô cũng như việc cung cấp sản phẩm ra thị trường tăng nhiều hơn. Do vậy, việc công ty mở rộng quy mô trong giai đoạn này là rất hợp lý.

b. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Khoản đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là đầu tư, góp vốn liên doanh với các công ty khác như công ty Liên doanh Bao Bì Kiên Giang, công ty Liên doanh Xi Măng Cần Thơ. Công ty dùng số tiền tạm thời nhàn rỗi của mình để đầu tư, nâng cấp các công ty cùng ngành (công ty Xi Măng Hải Vân) trong hệ thống Tổng công ty (dưới hình thức vay nợ với lãi suất thấp) hay đầu tư chứng khoán vào các công ty khác. Các khoản đầu tư tài chính qua 3 năm có sự biến động lớn. Năm 2005, khoản đầu tư vào các công ty cùng ngành giảm mạnh, giảm đến 95 tỷ đồng so với năm trước, nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, do vậy các công ty này không có khả năng chi trả nợ của mình nên Tổng công ty đã yêu cầu công ty Xi Măng Hà Tiên II điều chuyển vốn cho các đơn vị này. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho vốn cố định năm 2005 giảm mạnh. Hàng năm khoản mục đầu tư khác cũng đem về cho công ty một khoản lợi nhuận trên 2 tỷ đồng, nhưng năm nay đã mất hẳn do vậy thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty lợi nhuận đạt 4,5 tỷ đồng, trong đó: 2,9 tỷ đồng từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, 1,6 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán. Nhìn chung, do tình hình khó khăn chung của tất cả các ngành trong năm 2005, bởi biến động của giá cả nên phần lợi nhuận thu về từ việc đầu tư dài hạn chưa có hiệu quả. Căn cứ để đưa ra nhận định trên là từ tỷ suất lợi nhuận thu được trên vốn đầu tư chỉ đạt 8%. Do vậy có thể đánh giá rằng công ty sử dụng khoản tài chính dài hạn này chưa được hiệu quả.

c.Tài sản cố định

Hệ thống máy móc phục vụ cho sản xuất của công ty tương đối hoàn chỉnh, nên 3 năm qua công ty không đầu tư vào xây dựng nhà máy, trụ sở kinh doanh, phân xưởng lớn mà chỉ nâng cấp, xây dựng nhỏ các nhà kho, sửa chữa thay thế thiết bị, mua sắm một số máy móc mới để nâng cấp, cải tiến ngày càng hiện đại hơn. Nhưng với mức trang bị hiện nay của tài sản cố định, mặc dù cho năng suất ngày càng gia tăng trên một hệ thống dây chuyền tồn tại đã quá lâu, liệu có đem lại nhiều lợi nhuận về cho công ty hay là tiêu tốn chi phí ngày càng nhiều? Để trả lời câu hỏi trên, ta xét các tiêu chí sau.

Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định

Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định phản ánh mức độ trang bị và tốc độ lạc hậu của hệ thống thiết bị của doanh nghiệp, được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 6: Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định

Chỉ tiêu Nguyên giá (Triệu đồng) Hệ số hao mòn (%)

2003 2004 2005 2003 2004 2005

Tổng cộng 1.454.122 1.421.761 1.423.576 90,513 94,16 94,54

Nhà cửa, vật kiến trúc 507.956 508.536 505.364 95,16 95,46 95,63

Máy móc, thiết bị 862.845 830.059 841.416 88,27 93,36 94,43

Phương tiện vận tải,

truyền dẫn 74.579 73.737 70.162 87,72 95,22 90,27 Thiết bị dụng cụ quản lý 6.478 7.092 8.351 68,35 85,46 77,74

TSCĐ phúc lợi 865 990 1.015 -9,48 77,09 75,22

TSCĐ khác 1.010 959 946 96,13 95,93 95,88

Phần mềm máy vi tính 385 385 361 88,07 100,00 100,00

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số đã trích khấu hao càng lớn. Do đó, để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định phải căn cứ vào hệ số hao mòn tài sản cố định. Nhìn vào bảng 6 ta thấy, công ty có hệ số hao mòn cao và tăng dần qua các năm, chứng tỏ tài sản cố định đã quá cũ và công ty cũng ít xây dựng thêm hay mua sắm mới. Để có cơ sở cho nhận định này, ta xét sự biến động của tài sản cố định được thể hiện ở bảng 7 dưới đây.

Đánh giá sự biến động của tài sản cố định

Bảng 7: Biến động tài sản cố định (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu So sánh 04/03 So sánh 05/04 Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng cộng -32.361 97,77 1.815 100,13 Nhà cửa, vật kiến trúc 580 100,11 -3.172 99,38 Máy móc, thiết bị -32.786 96,20 11.357 101,37 Phương tiện vận tải, truyền dẫn -842 98,87 -3.575 95,15 Thiết bị dụng cụ quản lý 613 109,47 1.258 117,75 TSCĐ phúc lợi 125 114,51 24 102,48 TSCĐ khác -51 94,95 -13 98,61 Phần mềm máy vi tính 0 100,00 -24 93,77

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

- Đi vào chi tiết tài sản cố định, nhóm phương tiện vận tải truyền dẫn (chủ yếu là các phương tiện dùng để vận chuyển nguyên vật liệu từ phân xưởng này đến phân kia trong phạm vi địa bàn công ty) và nhóm nhà cửa vật kiến trúc giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do các nhóm này của công ty đã tồn tại ngay từ buổi ban đầu thành lập công ty, hơn nữa chúng đã được ổn định hóa và hiện đang hoạt động tương đối tốt, do vậy qua

các năm công ty cũng ít xây dựng, mua sắm mới, bên cạnh đó công ty còn thanh lý bớt một số phương tiện vận tải có khả năng tạo ra lợi nhuận kém.

- Trong năm 2004, nhóm máy móc thiết bị giảm mạnh, giảm 32,79 tỷ đồng, do trong năm máy móc thiết bị hoạt động ổn định và có hiệu quả nên công ty ít mua mới, nâng cấp chúng. Sang năm 2005, công ty đã chú trọng đầu tư vào nhóm này và chủ yếu là đầu tư cho việc thay thế hệ thống dây chuyền sử dụng nhiên liệu than bằng dầu, vì thế giá trị tăng 11,36 tỷ đồng.

- Công ty cũng đầu tư nhiều vào thiết bị dụng cụ quản lý để giúp quản lý tốt doanh nghiệp nhằm giúp cho việc ra các quyết định được dễ dàng và nhanh chóng, ngày càng nắm bắt tốt hơn những tiến bộ của thời đại tri thức. Đây cũng là những nhân tố quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Thiết bị dụng cụ quản lý tăng đáng kể vào năm 2005 (+17,75%) tương đương 1,26 tỷ đồng so với năm trước.

Mặc dù, tài sản cố định đã cũ, đã khấu hao hết; song tài sản cố định vẫn còn hoạt động tốt, vẫn tạo ra khoản doanh thu không ngừng gia tăng, qua các năm cũng ít có biến động xấu xảy ra. Nhưng sự hoạt động tốt cho mức doanh thu gia tăng liệu có song hành với sự gia tăng của chi phí sản xuất không? Để trả lời câu hỏi trên ta làm phép so sánh nhỏ giữa giá thành sản xuất (năm 2005) của công ty Xi Măng Hà Tiên II với nhà máy Xi Măng An Giang (trang bị công nghệ của Trung Quốc và bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1979). Ta có: giá thành của nhà máy Xi Măng An Giang là 721.098 đồng và của Hà Tiên II là 695.284 đồng. Như vậy, giá thành của công ty Xi Măng Hà Tiên II thấp hơn của nhà máy Xi Măng An Giang tới 25.814 đồng. Do vậy, với mức trang bị kỹ thuật tài sản cố định như hiện nay của công ty được đánh giá là tương đối tốt và được sử dụng có hiệu quả. Công ty khai thác hết công suất của tài sản cố định, tránh tình trạng đầu tư tài sản cố định mà không sử dụng gây thất thoát, lãng phí.

Tình hình trang bị tài sản cố định

Bên cạnh sự trang bị về kỹ thuật ta còn phải xem xét tình trạng trang bị bằng nguồn nhân lực tài sản cố định để thấy được mức độ hiện đại của hệ thống công nghệ của công ty hiện đang được sử dụng như thế nào? Ta cần lập bảng so sánh về tình hình trang bị của tài sản cố định của công ty với nhà máy Xi Măng An Giang, được thể hiện ở dưới đây.

Bảng 8:Tình hình trang bị tài sản cố định của công ty Xi Măng Hà Tiên II và nhà máy Xi Măng An Giang

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 XM An

Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II

Giá trị còn lại của TSCĐ

(Triệu đồng) 15.197 138.053 14.070 83.047 14.353 73.414 Số lao động (Người) 240 1406 230 1398 210 1410

Hệ số trang bị TSCĐ

(Triệu đồng/Người) 63,32 98,19 61,17 59,40 68,35 52,07

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II và Bảng cân đối kế toán của nhà máy Xi Măng An Giang

Nhìn vào bảng 8 ta thấy, qua các năm giá trị còn lại của tài sản cố định trang bị cho một lao động của công ty Xi Măng Hà Tiên II đều cao hơn của nhà máy Xi Măng An Giang. Điều này chứng tỏ, mức trang bị tài sản cố định của công ty tương đối hợp lý, tài sản tuy đã cũ nhưng khả năng hoạt động vẫn còn khá tốt, cho năng suốt cao.

Nhưng mức độ trang bị tài sản cố định của công ty Xi Măng Hà Tiên II đang có xu hướng giảm, năm 2004 tình trạng trang bị là 59,4 triệu đồng/người, giảm mạnh (-39%)4

so với năm 2003, năm 2005 giá trị còn lại trang bị cho một lao động là 52,06 triệu đồng/người, giảm chút ít (-7,34%) so với năm trước. Do giá trị tài sản cố định của công ty lớn, hàng năm giá trị này giảm dần và được chuyển vào quỹ khấu hao, công ty ít mua sắm nhập mới tài sản cố định lớn nên tài sản cố định bình quân hàng năm giảm 27% so với tốc độ tăng về số lao động là 0,142%; Phân tích trên chứng tỏ tài sản cố định của công ty được sử dụng một cách hợp lý, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)