Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 39 - 42)

Phân tích tình hình biến động của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty qua 3 năm (2003 – 2005), ta dựa vào bảng dưới đây.

Bảng 2: Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04 -03 05 - 04

1. Tiền 247.187 284.667 240.899 37.480 -43.768 2. Các khoản phải thu 48.685 28.157 51.372 -20.528 23.215 3. Hàng tồn kho 139.993 164.671 170.514 24.678 5.843 4. TSLĐ khác 554 376 424 -178 48

Tổng TSLĐ 436.419 477.871 436.210 41.452 -41.661

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

a. Vốn lưu động bằng tiền

Vốn lưu động bằng tiền là các khoản tiền gửi ở các Ngân hàng của đơn vị. Công ty có lượng tiền luôn được giữ ở mức cao để thanh toán cho các chi phí hoạt động đồng thời cũng nhằm để tranh thủ những cơ hội khi thời cơ đến trong tình hình thị trường nhiều biến động bất ngờ và khó đoán hiện nay. Công ty có nhu cầu thu, chi hàng ngày là một khối lượng tiền tệ rất lớn được giao dịch để thanh toán cho các nhà cung cấp cũng như thu tiền từ khách hàng của mình. Do vậy, mức dự trữ tiền của công ty cần thiết phải lớn. Nhưng đây là lượng tiền không ổn định, nó biến động hàng ngày tùy theo tình hình sản xuất, tùy thuộc vào biến động của thị trường về giá cả (được dự báo trước), vào nhu cầu mua hàng của khách hàng,…Tức là, thông thường công ty mua nhiên liệu dầu đốt khoảng một tuần/lần với một lượng tiền thanh toán lớn, giao động từ 4 đến 5 tỷ đồng, và thanh toán cho nhà cung cấp than từ 2 đến 3 tỷ đồng/tuần và chi phí điện, đất đỏ, chi phí vận chuyển hàng đến các chi nhánh, chi phí nhân công,…mà hầu như hàng ngày công ty đều phải chi ra để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Còn đối với các khoản thu tiền từ khách hàng cũng không theo chu kỳ, tức là tùy theo khách hàng và tùy theo giá trị hợp đồng mà khối lượng tiền sẽ được khách hàng thanh toán.

Do vậy sẽ có một lúc nào đó lượng vốn bằng tiền của công ty là rất nhàn rỗi, nhưng cũng có khi lại phải chi ra khá lớn. Do vậy, với kinh nghiệm sản xuất lâu năm, công ty sẽ dự trữ một lượng tiền nhất định nhằm đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn bằng tiền. Tuy nhiên với mức dự trữ tiền cao lại là hạn chế lớn của công ty vì như thế đồng tiền sẽ không được quay vòng cũng như phần lợi nhuận được tạo ra từ nó chưa được tăng thêm. Năm 2004, lượng tiền của công ty đạt 284,67 tỷ đồng, tăng 37,5 tỷ đồng so với năm trước, sang năm 2005 mức dự trữ tiền đã giảm 43,8 tỷ đồng so với năm 2004. Về mặt lý thuyết, lượng tiền giảm xuống được đánh giá là khá tốt. Nhưng sự giảm xuống này cũng cần phải được xem xét thêm nhiều yếu tố mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và hợp logic.

b. Các khoản phải thu

Các khoản phải thu củaphụ thuộc vào: doanh thu bán chịu, giới hạn của lượng vốn có thể bán chịu, thời hạn bán chịu và chính sách thu tiền. Từ bảng 2 ta thấy, các khoản phải thu của công ty qua 3 năm có sự biến động lớn, năm 2004 các khoản phải thu giảm 20,53 tỷ đồng so với năm 2003; năm 2005 tăng 23,22 tỷ đồng so với năm trước và đạt 51,37 tỷ đồng. Để đánh giá các khoản phải thu của công ty ở mức hợp lý hay không ta đi vào xem xét tỷ số các khoản phải thu so với doanh thu (CKPT/DT).

Bảng 3: Tình hình các khoản phải thu

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04

Doanh thu 898.963 961.983 967.959 63.020 5.976 Các khoản phải thu 48.685 28.157 51.372 -20.528 23.215

CKPT/DT (%) 5,42 2,93 5,31 -2,49 2,38 Chi tiết các khoản phải thu:

- Phải thu của khách hàng 33.352 16.976 14.616 -16.376 -2.360 - Trả trước cho người bán 14.773 10.723 36.278 -4.050 25.555 - Các khoản phải thu khác 559 458 490 -101 -32

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

Từ bảng trên ta thấy, năm 2004 tình hình thu tiền của công ty khá tốt, các khoản phải thu chỉ chiếm 2,93% doanh thu. Năm 2003, công tác thu tiền của công ty là xấu nhất trong vòng 3 năm. Đến năm 2005, do doanh thu tăng, nhưng đồng thời các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể, so với doanh thu thì các khoản phải thu trong năm 2005 chiếm đến 5,31%. Thực trạng trên do các nguyên nhân sau: Năm 2003 phải thu tăng nhiều do phải thu của khách hàng tăng mạnh, tăng 16,38 tỷ đồng, bởi vì công ty có chính sách tín dụng dành cho khách hàng tối đa là 40 ngày kể từ ngày giao hàng, bên cạnh đó khách hàng sẽ được hưởng khoản chiết khấu thương mại 3% trên tổng giá trị hợp đồng nếumua từ 10.000 tấn trở lên, chiết khấu thanh toán đúng theo kỳ hạn (nếu thanh toán trong thời gian 10 ngày đầu được hưởng 3%, trong vòng 20 sau ngày sau ngày ghi hóa đơn hưởng 2% tổng giá trị của hóa đơn) và đa phần khách hàng thanh toán cho công ty trong thời gian chiết khấu. Năm 2004 do nhu cầu xây dựng tăng cao, để hoàn thành các công trình xây dựng lớn theo đúng tiến độ của kế hoạch 5 năm (2002 –

2006), do vậy trên thị trường mức cung thiếu hụt một lượng lớn, thiếu khoảng 5,4 triệu tấn (Theo www.mof.gov.vn – Cung-cầu và dự báo), do vậy khách hàng sẽ mua hàng với khối lượng lớn để hoàn thành đúng tiến độ công trình cũng như để được hưởng khoản ưu đãi hay để tìm nhà cung cấp ổn định. Việc này có thể kiểm chứng bằng sự tăng lên của khoản chiết khấu thương mại trong năm 2004 của công ty, khoản này đã tăng 2,1 tỷ đồng so với năm 2003. Nguyên nhân khoản phải thu năm 2005 tăng cao do trong năm công ty dự báo sự tăng nhanh của giá nhiên liệu đầu vào, công ty đã trả trước cho người bán với một khối lượng tiền lớn 36,28 tỷ đồng nhằm giữ cho đầu vào ổn định. Bằng chứng là năm 2005 tình hình phải thu khách hàng tốt hơn năm 2004, giảm 2,4 tỷ đồng so với năm 2004, và ở phần phân tích trên ta đã thấy vốn bằng tiền trong năm 2005 giảm mạnh. Vậy nguyên nhân của sự tăng đột biến của khoản phải thu trong năm này là do công ty trả trước cho nhà cung cấp của mình với ý đồ đã được dự báo trước. Do vậy trong năm này tình hình các khoản phải thu cũng được đánh giá là tích cực nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận về cho công ty.

c. Hàng tồn kho

Để phân tích tình hình biến động hàng tồn kho của công ty trong 3 năm (2003 - 2005) ta đi vào quan sát bảng tình hình hàng tồn kho dưới đây.

Bảng 4: Tình hình hàng tồn kho (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Doanh thu 898.963 961.983 967.959 63.020 5.976 Hàng tồn kho 139.993 164.671 170.514 24.678 5.843 HTK/DT (%) 15,57 17,12 17,62 1,55 0,50

Chi tiết hàng tồn kho:

- Nguyên vật liệu tồn kho 126.550 142.229 63.815 15.679 -78.414 - Công cụ, dụng cụ trong kho 752 258 134 -494 -124 - Sản phẩm SXKD dở dang 16.808 19.072 19.795 2.264 723 - Thành phẩm tồn kho 8.129 1.232 1.510 -6.897 278 - Hàng hóa tồn kho 0 1.878 85.257 1.878 83.379

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

 Hàng tồn kho của công ty ở mức khá cao, thường chiếm hơn 1/3 giá trị tài sản lưu động và tăng liên tục qua các năm. Nếu đem so hàng tồn kho với doanh thu thì được tỷ lệ tương đối cao và đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ, tốc độ tăng hàng tồn kho nhanh hơn sự tăng của doanh thu. Sự tăng này là do yếu tố nào gây nên và thể hiện được thực trạng gì của công ty? Vấn đề này sẽ được lý giải như sau: quan sát bảng trên ta thấy, hàng hóa tồn kho năm 2005 tăng cao, tăng đến 83,38 tỷ đồng so với năm 2004, đây là nguyên nhân chính làm cho hàng tồn kho tăng lên. Do là năm 2005, công ty đã thu hẹp chính sách tín dụng của mình xuống bằng việc cho khách hàng nợ trong vòng 30 ngày thay vì 40 ngày như 2 năm trước, hạ tỷ lệ chiết khấu xuống còn 1,5% trên giá trị hợp đồng, không ưu đãi khoản chiết khấu thanh toán nữa, với ý đồ đầu cơ chờ tăng

giá bán, vì thế mà khoản chiết khấu thương mại trong năm 2005 giảm đáng kể, giảm tới 13,26 tỷ đồng. Khả năng dự trữ với mục đích đầu cơ này được đánh giá là tích cực trong tình hình hiện nay vì như thế công ty sẽ đem về một khoản lợi nhuận đáng kể từ việc tăng giá bán.

 Đặc biệt, từ bảng trên ta thấy giá trị nguyên vật liệu tồn kho năm 2005 giảm mạnh, giảm 78,4 tỷ đồng, nguyên nhân do năm 2005 giá cả các mặt hàng biến động mạnh vì thế khối lượng dự trữ nguyên vật liệu tồn kho cũng biến động theo, công ty có chính sách dè dặt, đắn đo trong việc nhập nguyên vật liệu. Điều này có thể giải thích cụ thể là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải được đảm bảo liên tục và thông suất, hơn nữa với mức cung trên thị trường còn thấp, do đó phải vận hành sản xuất với công suất tối đa nhằm giảm bớt chi phí bất biến, do vậy với khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng lớn và bên cạnh sự không ủng hộ của giá bán thì công ty chỉ có thể chi trả tiền cho nhà cung cấp ở mức bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với lúc trước khi giá cả hàng hóa leo thang. Do vậy, qua đây cũng thấy được tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2005 của công ty gặp khó khăn và trở ngại lớn. Vì thế, đòi hỏi công ty phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến hành động cụ thể để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đanh gia su dung hieu qua nguon von kinh doanh tai cong ty xi mang HA TIEN (Trang 39 - 42)