8. Kết cấu của đề tài
2.2.3.4 Mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến mong muốn về công
doanh Trường Đại học Lạc Hồng
Trong phần trên với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 16.0 tác giả đã rút ra được 3 nhân tố tác động đến kiến thức thu nhận của sinh viên, bao gồm:
- Nhân tố T1: Tinh thần học tập. - Nhân tố T2: Chuyên cần.
- Nhân tố T3: Kiến thức Ngoại ngữ - Tin học.
Cùng với 3 nhân tố trên, trong phần này tác giả kiểm định thêm 2 nhân tố: Kết quả học tập và kết quả rèn luyện có tác động như thế nào đến mong muốn về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Do mong muốn của sinh viên là một biến tiềm ẩn không thể ước lượng, tính toán bằng phương pháp hồi quy trong phần mềm thống kê SPSS 16.0, cho nên tác giả đã sử dụng phần mềm AMOS 16.0 (Analysis of Moment Structures – Phân tích cấu trúc mô măng) để xác định mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố này đến mong muốn về công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Phần mềm này dùng để thực hiện một phương pháp chung trong phân tích dữ liệu là Structural Equation Modeling (SEM_ mô hình cấu trúc tuyến tính), hay SEM có các tên gọi khác là Causal Modeling_mô hình nhân quả và Analysis of Covariance Structures_ phân tích cấu trúc hiệp phương sai. [1 – Trang 7]
Kết quả AMOS 16.0 chưa chuẩn hóa:
Sơđồ 2.1: Mức độ tác động của các nhân tốđến mong muốn về công việc của sinh viên (số liệu chưa chuẩn hóa)
Trong mô hình trên: - Các giá trị E1, E2, E3, E4, E5 là các sai số.
- Các giá trị trong các hình chữ nhật là các biến quan sát. Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa thu được như sau:
Bảng 2.16: Bảng kết quảước lượng chưa chuẩn hóa
Estimate S.E. C.R. P Label
TTHT <--- MM 1.000 CC <--- MM 1.037 .247 4.196 *** NNTH <--- MM .941 .248 3.797 *** D1 <--- MM 2.179 .452 4.823 *** D2 <--- MM 1.570 .315 4.987 *** (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm AMOS)
Các kết quả trên cho thấy các mối quan hệ này đề có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nghĩa là các nhân tố này thực sự ảnh hưởng đến mong muốn về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Kết quả AMOS 16.0 đã chuẩn hóa:
Sơđồ 2.2: Mức độ tác động của các nhân tốđến mong muốn về công việc của sinh viên (số liệu đã chuẩn hóa)
Kết quảước lượng đã chuẩn hóa thu được như sau:
Bảng 2.17: Bảng kết quảước lượng đã chuẩn hóa
Estimate TTHT <--- MM .298 CC <--- MM .321 NNTH <--- MM .266 D1 <--- MM .690 D2 <--- MM .549 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm AMOS)
Các trọng số đã chuẩn hóa đều dương, điều đó cho thấy rằng các biến tinh thần học tập, chuyên cần, kiến thức ngoại ngữ - tin học ảnh hưởng thuận chiều đến mong muốn về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Trong đó, nhân tố kết quả học tập tác động mạnh nhất đến mong muốn vì có trọng số đã chuẩn hóa là 0.690 lớn nhất, thứ 2 là kết quả rèn luyện có trọng số là 0.549.