Một số yếu tố quantr ọng giúp Tân cử nhân Quản trị kinh doanh Trường Đại học

Một phần của tài liệu Đề tài một số yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân quản trị kinh doanh trường đại học lạc hồng thành côngtrong các doanh nghiệp tại đồng nai (Trang 61 - 63)

8. Kết cấu của đề tài

3.2Một số yếu tố quantr ọng giúp Tân cử nhân Quản trị kinh doanh Trường Đại học

Đại học Lạc Hồng thành công trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai.

Trong chương 2 tác giả đã rút ra được 3 nhân tố tác động đến kết quả học tập và mong muốn về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên, đó là:

¡ Nhân tố T1: Tinh thần học tập, gồm các biến quan sát: - B1: Trong giờ học, tôi luôn chú ý theo dõi bài giảng.

- B2: Trong giờ học, tôi tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. - B3: Tôi luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

¡ Nhân tố T2: Chuyên cần, gồm các biến quan sát: - B4: Tôi luôn đi học đúng giờ.

- B5: Tôi tham gia đầy đủ các buổi học.

¡ Nhân tố T3: Kiến thức ngoại ngữ - tin học, gồm các biến quan sát: - B14: Tôi tự tin về kiến thức ngoại ngữ của mình.

- B15: Tôi tự tin về kiến thức tin học của mình.

Cùng với 3 nhân tố trên, tác giả đã xác định được 2 nhân tố là kết quả học tập và kết quả rèn luyện có mối quan hệ thuận chiều đến những mong muốn về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Những mong muốn đó là:

¡ Nhân tố M1: Công việc ổn định, gồm các biến quan sát: - E12: Mong muốn công việc ổn định và an toàn.

- E31: Mong muốn làm trong doanh nghiệp có danh tiếng lớn. - E33: Mong muốn làm trong doanh nghiệp có lịch sử phát triển tốt.

¡ Nhân tố M2: Công việc quản trị, gồm các biến quan sát: - E13: Mong muốn công việc mang tính quản trị.

- E24: Mong muốn làm trong doanh nghiệp 100 % vốn của nước ngoài. Trong khi đó, kết quả khảo sát sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp tác giả thu được các nhân tố:

¡ Nhân tố K1: Kiến thức ngoại ngữ - Tin học, gồm các biến quan sát: - A13: Kiến thức ngoại ngữ.

¡ Nhân tố K2: Nghiệp vụ chuyên môn, gồm các biến quan sát: - A1: Nghiệp vụ chuyên môn.

- A2: Hiểu biết xã hội.

- A12: Lập kế hoạch làm việc.

¡ Nhân tố K3: Làm việc hiệu quả, gồm các biến quan sát: - A7: Phối hợp làm việc hiệu quả với cấp trên. - A9: Chịu sự chỉ huy và chỉ huy người khác.

Như vậy, nếu sinh viên muốn sau khi ra trường được làm những công việc trong những doanh nghiệp mà mình mong muốn thì phải đáp ứng những kỳ vọng của các nhà tuyển dụng, để vừa đạt được mong muốn của mình, vừa đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Với những nhân tố trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng thì những yếu tố chủ yếu giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp thành công trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai đó là:

Yếu tố thứ nhất: Trang bị cho mình vốn kiến thức về chuyên môn thật vững:

Những kiến thức chuyên môn của cử nhân Quản trị kinh doanh như: Kiến thức về kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, kiến thức về nguyên lý thống kê, phương pháp nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó là các kiến thức cơ sở ngành như: Kiến thức về quản trị học, marketing căn bản, và kiến thức về luật kinh tế, lý thuyết tài chính – tiền tệ. Các kiến thức chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh, cụ thể là: Kiến thức về quản trị nhân sự, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị chất lượng, đặc biệt là quản trị sản xuất, quản trị rủi ro, quản trị dự án.

Yếu tố thứ 2: Trang bị cho bản thân vốn kiến thức về ngoại ngữ thật tốt:

Trình độ tiếng Anh có thể giao tiếp, xử lý văn bản bằng tiếng Anh và vốn tiếng Anh chuyên ngành quản trị nhằm phục vụ tốt cho công việc sau khi tốt nghiệp.

Yếu tố thứ 3: Trang bị cho bản thân vốn kiến thức về tin học thật tốt:

Có trình độ tin học văn phòng vững như Word, Excel; bên cạnh đó sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành cho lĩnh vực Quản trị như: Phần mềm thống kê SPSS, phần mềm quản lý Access.

Yếu tố thứ 4: Trang bị cho bản thân những kiến thức xã hội:

Trang bị những kiến thức xã hội này để giải quyết các mối quan hệ kinh tế xã hội trong doanh nghiệp, trong công tác điều hành và quản lý, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp, tâm lý và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

Yếu tố thứ 5: Biết lập kế hoạch làm việc tốt, học hỏi cách phối hợp trong công việc, vừa chịu sự chỉ huy và vừa chỉ huy người khác.

Đạt chuẩn về các kỹ năng căn bản và các kỹ năng chuyên sâu của ngành Quản trị kinh doanh gồm:

- Những kỹ năng đặc thù của chuyên ngành quản trị như: Kỹ năng hoạch định công việc, kỹ năng hoạch định tổ chức, kỹ năng lãnh đạo nhân viên và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sau những kỹ năng về hoạch định công việc và hoạch định tổ chức thì cần các kỹ năng để triển khai các hoạt động đó và có kế hoạch phát triển doanh nghiệp như: Thu hút, tuyển dụng, tuyển mộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và xa hơn là xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên cạnh đó sinh viên nên rèn luyện cho mình kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm. Làm việc theo nhóm thì cần có khả năng phối hợp, làm việc chung với các thành viên khác trong cùng dự án. Trong công việc cũng cần đến kỹ năng làm báo cáo, kỹ năng trình diễn và truyền đạt thông tin đến người khác để báo cáo công việc với cấp trên và phổ biến thông tin đến cấp dưới thực hiện.

3.3 Một số giải pháp giúp tân cử nhân Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lạc Hồng đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng trong các

Một phần của tài liệu Đề tài một số yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân quản trị kinh doanh trường đại học lạc hồng thành côngtrong các doanh nghiệp tại đồng nai (Trang 61 - 63)