Thiết kế bảng câu hỏi khối doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài một số yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân quản trị kinh doanh trường đại học lạc hồng thành côngtrong các doanh nghiệp tại đồng nai (Trang 47 - 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.3.1Thiết kế bảng câu hỏi khối doanh nghiệp

Để tiến hành khảo sát những yếu tố quan trọng trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng về các cử nhân Quản trị kinh doanh tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát về mức độ quan trọng của các nhân tố trong công việc và mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và thông qua bảng câu hỏi (xin xem phụ lục số 2 &3).

Trong bảng câu hỏi khảo sát ý kiến các nhà tuyển dụng có tổng cộng 22 câu hỏi và được chia làm 3 phần.

™ Phần 1: Sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng đối với ứng viên: Phần này được chia làm 2 phần:

Bên trái (Phần A): Là cột đánh giá của các nhà tuyển dụng về mức độ quan trọng của từng yếu tố, trong đó sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường tầm quan trọng của các yếu tố trong bảng câu hỏi đã đề cập. Cụ thể được quy ước như sau:

(1) = Không quan trọng. (2) = Ít quan trọng.

(3) = Tương đối quan trọng. (4) = Quan trọng

(5) = Rất quan trọng

Phần này tác giả xây dựng với tiêu chí để xác định các yếu tố quan trọng trong công việc của các cử nhân Quản trị kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến mức độ

hài lòng của các nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 16.0 để xác định các giá trị lớn nhất (maximum), giá trị trung bình (mean), và giá trị nhỏ nhất (minimum) của các yếu tố này trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng để làm cơ sở so sánh với các giá trị lớn nhất (maximum), giá trị trung bình (mean), và giá trị nhỏ nhất (minimum) cũng của các yếu tố này nhưng trong mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng.

Bên phải (Phần B): Là sự đo lường mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng về những yếu tố đã được đề cập thông qua những ứng viên đã được tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp. Tác giả cũng sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, cụ thể như sau:

(1) = Rất không hài lòng. (2) = Không hài lòng. (3) = Bình thường. (4) = Hài lòng. (5) = Rất hài lòng.

Như trên đã trình bày, trong phần này tác giả xây dựng với tiêu chí là để tìm ra các giá trị lớn nhất (maximum), giá trị trung bình (mean), và giá trị nhỏ nhất (minimum) về thực trạng mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng đối với các yếu tố đã được xác định trong phần A để so sánh các giá trị này với nhau. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp các sinh viên và tân cử nhân Quản trị kinh doanh có thể đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng, nâng cao hiệu quả làm việc trong các doanh nghiệp.

™ Phần 2: Thông tin chung về doanh nghiệp Các thông tin bao gồm:

- Loại hình doanh nghiệp.

- Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.

Phần này tác giả xây dựng nhằm xác định những thông tin chung về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động và số lượng cán bộ, công - nhân viên trong doanh nghiệp, giúp người đọc hiểu hơn về mẫu nghiên cứu trong đề tài này. ™ Phần 3: Một số thông tin về người tham gia khảo sát, cụ thể như sau:

- Giới tính. - Quốc tịch.

- Số lượng nhân viên thuộc quyền quản lý của người tham gia khảo sát. - Thời gian làm việc của người tham gia khảo sát trong doanh nghiệp hiện tại. - Những ý kiến đóng góp của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên và tân cử nhân ngành Quản trị kinh doanh nên làm để dễ dàng nắm bắt, làm chủ được công việc của mình trong các doanh nghiệp tại Đồng Nai.

Qua phần này, tác giả nhằm thu thập các ý kiến đóng góp chung nhất, phổ biến nhất của các nhà tuyển dụng cho các bạn sinh viên và tân cử nhân Quản trị kinh doanh nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp.

2.3.3.2 Kết quả phân tích

z Mt s thông tin chung v mu nghiên cu khi doanh nghip:

Kết quả khảo sát, tổng số bảng câu hỏi phát ra là 117 bảng và thu về 117 bảng. Sau khi điều tra phỏng vấn, bảng câu hỏi được thu hồi, đánh số thứ tự và đóng thành một tập dữ liệu, được mã hóa, nhập dữ liệu và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS16.0.

● Những thông tin chung như sau:

+ Về giới tính: Trong đợt khảo sát này số nhà tuyển dụng là nữ tham gia khảo sát có 75 phiếu chiếm 64% cao hơn số nhà tuyển dụng là nam có 42 phiếu tương ứng với 36%: Bảng 2.21: Giới tính Tần số (lần) Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) Nam 42 36 36 Nữ 75 64 100 Hợp lệ Tổng 117 100 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

+Về loại hình doanh nghiệp: Theo kết quả khảo sát thì trong đợt khảo sát này có 38 Công ty trách nhiệm hữu hạn tham gia vào cuộc khảo sát chiếm 32%, có 39 doanh nghiệp tư nhân ứng với 34%, có 20 doanh nghiệp nhà nước ứng với 17% và có 13 doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài tham gia khảo sát ứng với 11%. Và có 7 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia khảo sát tương ứng với 6% trong tổng số các doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Bảng 2.22: Loại hình doanh nghiệp

Tần số

(lần) Tầ(%) n suất Tần su(%) ất tích lũy

Công ty trách nhiệm hữu hạn 38 32 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp tư nhân 39 34 66

Doanh nghiệp nhà nước 20 17 83

Doanh nghiệp 100 % vốn của nước ngoài 13 11 94 Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 7 6 100 Hợp lệ

Tổng 117 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

z Nhng yếu t quan trng trong s k vng ca các nhà tuyn dng v

các c nhân Qun tr kinh doanh

Để xác định các nhân tố quan trọng trong công việc của cử nhân Quản trị kinh doanh ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà tuyển dụng, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis).

Tác giả sử dụng 15 câu hỏi từ A1 đến A15 trong phần A. Với tổng số 117 phiếu điều tra hợp lệ và xử lý dữ liệu bằng SPSS 16.0 cho kết quả ban đầu như sau:

Bảng 2.23: Ma trận xoay nhân tố phần A lần đầu: Factor 1 2 3 4 5 A14 .845 A13 .789 A10 A15 A2 .661 A1 .613 A12 .581 A8 A7 .844 A9 .657 A3 A5 .582 A6 .528 A4 A11 .684 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Lần lượt loại từng biến không đạt yêu cầu (biến nào có hệ số Factor Loading nhỏ nhất bị loại trước); Kết quả cuối cùng tác giả thu được như sau:

Bảng 2.24: Ma trận xoay nhân tố phần A lần cuối: Factor 1 2 3 A13 .896 A14 .702 A1 .705 A2 .648 A12 .594 A7 .804 A9 .700

Kết quả cuối cùng rút ra được 3 nhân tố:

¡ Nhân tố K1 (kỳ vọng 1): gồm các biến quan sát: - A13: Kiến thức ngoại ngữ.

- A14: Kiến thức tin học.

Tác giả đặt tên nhân tố này là: “Kiến thức ngoại ngữ - Tin học”.

¡ Nhân tố K2 (kỳ vọng 2): gồm các biến quan sát: - A1: Nghiệp vụ chuyên môn.

- A2: Hiểu biết xã hội.

- A12: Lập kế hoạch làm việc

Tác giả đặt tên nhân tố này là “Nghiệp vụ chuyên môn”.

¡ Nhân tố K3 (kỳ vọng 3): gồm các biến quan sát: - A7: Phối hợp làm việc hiệu quả với cấp trên. - A9: Chịu sự chỉ huy và chỉ huy người khác. Tác giả đặt tên nhân tố này là “Làm việc hiệu quả”.

Kết quả KMO thu được như sau:

Bảng 2.25: KMO và kiểm định Bartlett phần A

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .625 Approx. Chi-Square 182.986

df 21.000

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Hệ số KMO = 0.625 > 0.50 và kiểm định Barlett có mức ý nghĩa 0.00% đã khẳng định phương pháp phân tích nhân tố đã sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp.

Bảng 2.26: Hệ sốđiều chỉnh của các biến rút trích phần A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Initial

Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Squared LoadingsRotation Sums of a

Factor

Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative % Total

1 2.344 33.479 33.479 1.900 27.143 27.143 1.557 2 1.590 22.717 56.196 1.187 16.954 44.098 1.555 3 1.188 16.972 73.167 .728 10.406 54.504 1.205 4 .610 8.717 81.884 5 .499 7.131 89.016 6 .421 6.010 95.025 7 .348 4.975 100.000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Dựa vào bảng kết quả hệ số điều chỉnh của các biến được rút trích trong phần A, tác giả có những nhận xét sau:

- Trong tổng số 15 biến quan sát (câu hỏi) trong phần A thì có 7 biến quan sát có ý nghĩa thống kê và 7 biến quan sát này đã góp phần giải thích 54.504% sự ảnh hưởng của các nhân tố quan trọng trong công việc của cử nhân Quản trị kinh doanh trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng.

Tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha cho các nhân tố trên, để khẳng định về độ tin cậy của 3 nhân tố này. Kết quả xử lý như sau:

” Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố kiến thức ngoại ngữ - tin học:

Bảng 2.27: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố nghiệp vụ chuyên môn

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Với hệ số Cronbach’s Alpha = 0.776 > 0.6 cho nên nhân tố này đạt độ tin cậy để tiến hành phân tích dữ liệu. Các biến quan sát trong nhân tố này gồm A13, A14, có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho nên những biến quan sát trong nhóm này đạt được chất lượng thang đo.

Nhóm nhân tố này cho thấy rằng các nhà tuyển dụng hiện nay đã rất quan tâm đến kiến thức ngoại ngữ và kiến thức tin học của các cử nhân Quản trị kinh doanh. Điều này phản ánh tình hình thực tế hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có quan hệ hoạt động sản xuất kinh doanh với các khách hàng quốc tế. Mà muốn quan hệ hợp tác với các khách hàng quốc tế thì kiến thức về ngoại ngữ và kiến thức về tin học chính là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa hợp tác với các mối quan hệ mang tính quốc tế. Bên cạnh đó thì việc bùng nổ của máy tính và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cùng với các đặc tính ưu điểm vượt trội đã thúc đẩy các nhà kinh doanh phải trang bị cho mình kiến thức về ngoại ngữ và tin học. Do vậy nhóm

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted A13 3.85 .649 .634 .a A14 4.05 .601 .634 .a Reliability Statistics Cronbach's Alpha Items N of .776 2

nhân tố này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của kiến thức tin học và kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay.

” Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố nghiệp vụ chuyên môn như sau:

Bảng 2.28: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố nghiệp vụ chuyên môn

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Với hệ số Cronbach’s Alpha = 0.677 > 0.6 cho nên nhân tố này đạt độ tin cậy để tiến hành phân tích dữ liệu. Các biến quan sát trong nhân tố này gồm A1, A2, A12 có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho nên những biến quan sát trong nhóm này đạt được chất lượng thang đo.

Nhân tố này cho thấy rằng các nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý đến nghiệp vụ chuyên môn của các ứng viên. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tổ chức kiểm tra trình độ chuyên môn của các ứng viên khi nộp đơn dự tuyển. Chỉ những ứng viên đạt được yêu cầu này thì sau đó sẽ phỏng vấn các vòng sau. Cho nên có thể nói đây là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc.

Nhân tố tiếp theo là có hiểu biết xã hội rộng, điều này cho thấy các nhà tuyển dụng đã rất quan tâm đến những kiến thức xã hội của những cử nhân Quản trị kinh doanh. Điều này cho thấy rằng công việc quản trị đòi hỏi các quản trị gia phải trang bị cho mình vốn kiến thức xã hội rộng để có thể hiểu và cảm thông đến các thành viên khác trong doanh nghiệp, đặc biệt là các nhân viên thuộc cấp của mình quản lý, để có thể khuyến khích, động viên nhân viên yên tâm làm việc gắn bó trung thành với doanh nghiệp, bên cạnh đó thì những người hiểu biết xã hội càng rộng thì họ càng nhạy bén khi giao tiếp với các đồng nghiệp và với giới kinh doanh.

Biến quan sát A12 cho thấy các nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên phải biết lập kế hoạch làm việc. Điều này cho thấy rằng công việc của các cử nhân

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Total Correlation Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item Deleted

A1 7.76 1.425 .544 .509 A2 7.78 1.536 .463 .623 A12 7.26 1.765 .473 .610 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .677 3

Quản trị kinh doanh mang tính đặc thù không như những công việc khác, đó là công việc quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của toàn bộ doanh nghiệp, nếu lập kế hoạch làm việc hợp lý thì công việc của các bộ phận sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau và toàn bộ các bộ phận trong doanh nghiệp tạo nên một guồng máy hoạt động tốt, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

”Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố làm việc hiệu quả:

Bảng 2.29: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố làm việc hiệu quả:

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với hệ số Cronbach’s Alpha = 0.710 > 0.6 cho nên nhân tố này đạt độ tin cậy để tiến hành phân tích dữ liệu. Các câu hỏi trong nhân tố này gồm A7, A9 có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho nên những câu hỏi trong nhân tố này đạt được chất lượng thang đo.

Nhân tố làm việc hiệu quả: Bao gồm các biến quan sát A7, A9, cụ thể như sau: - A7: Phối hợp làm việc hiệu quả với cấp trên.

- A9: Vừa chịu sự chỉ huy và vừa chỉ huy người khác.

Nhóm nhân tố này cho thấy rằng, những nhà tuyển dụng rất quan tâm đến yếu tố công việc mang tính quản trị của các cử nhân Quản trị kinh doanh đó là quản lý và chỉ huy nhân viên cấp dưới làm việc hiệu quả, đồng thời chịu sự chỉ huy của các nhà quản trị cấp cao hơn như giám đốc, tổng giám đốc, hội đồng quản trị. Trong công việc của các cử nhân Quản trị kinh doanh phải biết phối hợp làm việc hiệu quả với cấp trên để đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của nhân viên cấp dưới.

Tóm lại, những yếu tố quan trọng trong sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng về các cử nhân Quản trị kinh doanh gồm có 3 nhóm yếu tố đó là:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .710 2 Item-Total Statistics Scale Mean if

Item Deleted Scale Varianceif Item Deleted Total Correlation Corrected Item- Cronbach's Alphaif Item Deleted

A7 4.03 .671 .550 .a

• Nhân tố K1: Kiến thức ngoại ngữ - tin học.

• Nhân tố K2: Nghiệp vụ chuyên môn.

• Nhân tố K3: Làm việc hiệu quả.

Để xác định mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng về các nhân tố trên tác giả xác định giá trị lớn nhất (maximum), giá trị trung bình (mean), và giá trị nhỏ nhất (minimum) của các nhóm yếu tố trên với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê SPSS 16.0.

™ So sánh nhân tố kiến thức ngoại ngữ - tin học:

Bảng 2.30: Các đại lượng thống kê mô tả cho nhân tố K1

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Qua các số liệu trên ta thấy các nhà tuyển dụng rất kỳ vọng về các nhân tố nhóm K1 (Giá trị trung bình = 4.060 điểm trong thang đo 5 điểm). Nhưng các ứng viên đã được tuyển dụng và đang làm việc trong các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 3.034 điểm tương ứng với 74.729% mức kỳ vọng của các nhà tuyển dụng. Do vậy, cần có các biện pháp để đáp ứng tốt hơn mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng trong tương lai.

Mức độ Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất

Một phần của tài liệu Đề tài một số yếu tố quan trọng giúp tân cử nhân quản trị kinh doanh trường đại học lạc hồng thành côngtrong các doanh nghiệp tại đồng nai (Trang 47 - 61)