Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu Thuế GTGT tại Chi cục Thuế TP.Biên Hòa.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp tránh thất thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố biên hòa (Trang 101 - 108)

II. Kết quả thẩm định:

GIẢI PHÁP TRÁNH THẤT THU THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ.

3.2.2, Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu Thuế GTGT tại Chi cục Thuế TP.Biên Hòa.

Thuế TP.Biên Hòa.

Như đã nêu ở Chương 2, trong công tác quản lý thuế GTGT hiện nay tại Chi cục thuế TP.Biên Hòa vẫn còn gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau đây:

Th nht: Địa bàn quản lý rộng, nguồn nhân lực hạn hẹp, trình độ chuyên môn cán bộ chưa đồng đều chưa thể đáp ứng hết yêu cầu hỗ trợ, quản lý và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của các đơn vị kinh tế.

Hiện nay, Chi cục thuế TP.Biên Hòa đang chịu trách nhiệm quản lý thuế 26 phường xã trên địa bàn TP.Biên Hòa với số lượng NNT rất lớn: các tổ chức, DN và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là trên 6.300 đơn vị; cá nhân, hộ kinh doanh thuế khoán (kể cả hộ thu nhập thấp) trên 17.000 hộ. Do địa bàn quá rộng, tình hình kinh doanh khá phức tạp mà nhân sự của Chi cục thuế còn hạn hẹp chỉ có 164 cán bộ, trình độ chuyên môn của cán bộ lại trải đều từ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học nên để thực hiện chuyên môn hóa công việc cho từng bộ phận, cho từng cán bộ là rất khó khăn.

Ví dụ Bộ phận kê khai – kế toán thuế, hàng tháng từ ngày 01 cho đến ngày 20 là bộ phận này luôn trong tình trạng quá tải do đó là thời điểm NNT nộp Tờ khai thuế GTGT, đó là chưa kể những ngày sau đó bộ phận này còn phải giải quyết những trường hợp nộp Tờ khai trễ hay chỉnh sửa bổ sung tờ khai.

Hay Bộ phận Hỗ trợ Tuyên truyền, hàng ngày bộ phận này phải tiếp nhận và phân loại rất nhiều đơn từ, hồ sơ do NNT gửi đến hay giải đáp thắc mắc, hướng dẫn NNT các thủ tục về thuế.

Th hai: Hệ thống quản lý dữ liệu kê khai thuế GTGT còn khá phức tạp.

Do cơ chế hiện nay vẫn còn tồn tại song song hai hình thức Tờ khai thuế GTGT có mã vạch và không có mã vạch nên bộ phận KK-KTT phải thực hiện cùng lúc hai công việc là nhập tờ khai vào cơ sở dữ liệu của Chi cục thuế (đối với tờ khai không có mã vạch) và quét mã vạch, đối chiếu thông tin, số liệu với dữ liệu của NNT đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu (đối với tờ khai có mã vạch). Sau đó, hai công việc này lại nhập thành một trong việc hạch toán số thuế GTGT phải nộp mà NNT khai đã đúng hay chưa.

Th ba: Sự liên kết, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý còn chưa có sự đồng bộ và chặt chẽ.

Công tác quản lý thuế GTGT hiện nay vẫn còn là một trong những công tác quản lý khó khăn và phức tạp nhất. Do thuế GTGT là thuế tính trên giá tr tăng thêm ca hàng hoá, dch v phát sinh trong quá trình t sn xut, lưu thông đến tiêu dùng nên công tác quản lý để tránh tình trạng thuế chồng lên thuế hay tình trạng trốn thuế đòi hỏi phải có sự gắn kết, phối hợp một cách chặt chẽ đồng bộ giữa CQT với

CQT và với các cơ quan có thẩm quyền liên quan khác như Hải quan, Ngân hàng, Quản lý thị trường……

Trước hết sự liên kết, phối hợp giữa các cấp quản lý thuế về cơ sở dữ liệu trong nội bộ ngành còn chưa thống nhất khiến việc xác minh các hóa đơn chứng từ, tư cách pháp nhân của các đơn vị kinh tế đang hoạt động chưa hiệu quả.

Hiện nay, sự liên kết giữa CQT và các cơ quan chức năng Hải quan, Ngân hàng, Quản lý thị trường…… vẫn còn rời rạc và còn có phần thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các công việc liên quan đến các vấn đề về thuế. Về phía Hải quan, CQT cần sự hỗ trợ từ cơ quan này để xác định các hóa đơn hàng nhập khẩu có tính xác thực hay không hoặc các bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài có tồn tại thật hay không hay chỉ là những hồ sơ ngụy tạo để đủ điều kiện xin được hoàn thuế.Về phía Ngân hàng, do đặc thù của ngành này là phải đảm bảo bí mật cho khách hàng nên CQT khó lòng mà xác nhận được NNT có thực hiện giao dịch qua ngân hàng đối với những hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu hay hàng hóa dịch vụ mua vào có trị giá hơn 20 triệu đồng hay không. Đối với CQT, Quản lý thị trường là cơ quan có thẩm quyền mà CQT cần có sự phối hợp để làm rõ tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường, đó cũng là điều kiện để xem xét nguồn đầu vào của NNT có thật sự hợp pháp hay không hay chỉ là những hóa đơn khống để hợp thức hóa nguồn hàng nhập lậu.

Th tư: Thời hạn và quyền hạn cho công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT còn hạn chế.

Theo Điều 77,78 của Luật quản lý thuế: 1 năm CQT chỉ có thể tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT 1 lần, còn đối với trường hợp kiểm tra tại trụ sở CQT thì 1 năm CQT có thể tiến hành mời NNT lên kiểm tra, giải trình nhiều lần nếu thấy NNT có dấu hiệu gian lận về thuế. Riêng trường hợp thanh tra thuế theo điều 81 Luật quản lý thuế: CQT chỉ tiến hành thanh tra thuế đối với DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng hoặc khi DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế định kỳ 1 năm không quá 1 lần.

Với số lượng đơn vị kinh tế nhiều và địa bàn rộng, công tác kiểm tra, thanh tra chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn theo đúng quy định và vẫn còn có một số hạn chế về mặt quyền hạn của cán bộ kiểm tra, thanh tra thì khó có thể đánh giá hết được sự sai phạm của NNT là ở mức nào để có hình thức xử lý thích đáng.

Th năm: Hiện tượng gian lận, trốn thuế GTGT của các cá nhân, tổ chức kinh tế ngày càng tinh vi.

Một trong những hình thức gian lận đó là bán hàng không xuất hóa đơn, tình trạng này không chỉ diễn ra ở các DNTN vừa và nhỏ mà còn ngang nhiên diễn ra ở các công ty và DN lớn. Với đủ các hình thức từ việc xuất phiếu xuất hàng cho khách hàng chỉ ghi “phiếu xuất hàng này chỉ có giá trị để xuất hóa đơn GTGT trong vòng 10 ngày kể từ ngày mua” để hợp thức hóa nếu như CQT kiểm tra cho đến việc công khai xuất

phiếu giao hàng cho khách mà không hề quan tâm đến việc CQT có kiểm tra hay không chứng tỏ các đối tượng này rất “liều lĩnh”.

Hình thức trên có thể vẫn còn sơ sót sẽ bị phát hiện khi CQT kiểm tra nhưng những thủ đoạn như xuất hàng bán ra với giá thấp hơn nhưng ghi trên phiếu xuất hàng là “hàng bị lỗi, hư hỏng” phải bán lỗ thì cũng đâu ai có thể kiểm tra được chất lượng thật sự món hàng đó như thế nào.

Một hình thức gian lận nữa đó là lập các hồ sơ xuất khẩu khống để được áp mức thuế suất đầu ra là 0% nhưng vẫn được khấu trừ thuế đầu vào. Hình thức này các đối tượng cần có sự thông đồng với phía cán bộ hải quan nên để xác minh được những hồ sơ này có thật hay không là rất khó.

Th sáu: Do nhận thức của người tiêu dùng về thuế GTGT liên quan đến quyền lợi của mình chưa cao.

Theo quy định hiện nay thì khi khách hàng mua hàng có trị giá từ 100.000 đồng trở lên DN phải xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng, nhưng do tâm lý không muốn chờ đợi, số tiền trả cho món hàng không nhiều là bao và khách hàng đôi khi cũng chẳng cần hóa đơn GTGT để làm gì nên người tiêu dùng hiện nay vẫn không quan tâm lắm đến việc DN có xuất hóa đơn GTGT cho mình hay không. Thói quen này không những vô tình tiếp tay cho các DN có thể thực hiện hành vi gian lận thuế không bị ảnh hưởng gì đến việc bán hàng mà đôi khi còn ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người tiêu dùng. Họ mua hàng với mức giá phải trả là giá đã bao gồm thuế GTGT vậy mà lại không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT vậy xem như họ đã “cho không” DN thêm một khoản tiền mà đáng ra mình không phải chịu nếu không lấy hóa đơn GTGT.

Th by: Luật thuế GTGT hiện hành chưa xử lý mạnh và triệt để các hành vi gian lận, trốn thuế.

Theo Điều 6, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế chỉ là xử phạt cảnh cáo và phạt tiền mức phạt cao nhất là 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt là từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn. Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì mức xử phạt chỉ là 10% tính trên số tiền thuế khai htiếu hoặc số tiền thuế được hoàn.

Đối với những đối tượng có hành vi gian lận thì mức phạt trên chẳng thấm vào đâu với số tiền họ thu được từ việc gian lận thuế. Hơn nữa, đây chỉ là mức xử phạt hành chính không truy cứu trách nhiệm hình sự nên không có sự răn đe quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi gian lận, trốn thuế nên tình trạng sai phạm vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng tinh vi hơn.

3.2.3, Giải pháp tránh thất thu Thuế GTGT tại Chi cục Thuế TP.Biên Hòa. 3.2.3.1, Giải pháp từ Chi cục Thuế TP.Biên Hòa. 3.2.3.1, Giải pháp từ Chi cục Thuế TP.Biên Hòa.

Để có thể giảm thiểu tối đa các trường hợp gian lận trốn thuế, tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước cần tập trung vào các mục tiêu trọng tâm sau:

Qun lý đối tượng np thuế (ĐTNT) theo nhóm. [4]

Việc phân nhóm ĐTNT là để đưa ra chiến lược quản lý thuế chuyên sâu, phù hợp với từng nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cũng như phòng ngừa, hạn chế các rủi ro gây nên tình trạng gian lận, trốn thuế là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn nước ta đang thực hiện công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

Có nhiều cách khác nhau để đưa ra tiêu thức phù hợp cho việc phân nhóm ĐTNT. Phương pháp thông thường để phân nhóm ĐTNT là phân biệt theo quy mô, doanh thu thông qua đó chia các ĐTNT thành các nhóm lớn, vừa và nhỏ.

Khi lựa chọn ĐTNT lớn dựa vào doanh thu cao sẽ bao gồm cả ĐTNT có số thu nộp thuế lớn và ĐTNT lớn có số thuế nộp thấp. Đối với hai ĐTNT còn lại ngưỡng doanh thu sẽ thiết lập nên ranh giới giữa hai nhóm này. Khi doanh thu của ĐTNT vượt quá ngưỡng, ĐTNT chuyển từ cơ chế thuế khoán đơn giản sang cơ chế kê khai, điều này giúp cho CQT dễ dàng quản lý và theo dõi tình hình nộp thuế của các ĐTNT.Mỗi nhóm ĐTNT sẽ có các đặc tính khác nhau, cũng như cũng sẽ cần những chiến lược quản lý thuế chuyên sâu khác nhau.

Các ĐTNT lớn thường là các công ty có danh tiếng, tuân thủ hoàn toàn và đáp ứng đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, có tư vấn kế toán và tư vấn thuế, các giao dịch kinh tế của các đối tượng này thường phức tạp, có mức doanh thu hàng năm cao nên có nguy cơ thất thu thuế lớn, tính phức tạp của các vụ trốn thuế tinh vi; do vậy các ĐTNT lớn cần được thanh tra thường xuyên và kỹ lưỡng hơn.

Các ĐTNT loại vừa thường chiếm số lượng lớn nhất nhưng cũng thường xuyên biến động về số lượng cũng như doanh thu song nguy cơ gian lận, trốn thuế là lớn nhất. Do số lượng các DN vừa khá nhiều, trong khi số lượng cán bộ thuế còn hạn chế nên CQT rất khó có thể cung cấp đủ nguồn lực để quản lý chặt chẽ cũng như thực hiện được các trường hợp gian lận, trốn thuế. Chính vì vậy, đòi hỏi CQT cần có một chiến lược quản lý thuế phù hợp như: kết hợp giữa giải đáp thắc mắc, trả lời điện thoại với phát hành các bộ tài liệu, sách hướng dẫn về các thủ tục, quy định về thuế. Đây cũng là nhóm đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gây nên tình trạng gian lận trốn thuế nhất vì vậy đòi hỏi quy trình cưỡng chế của CQT phải được chuẩn hóa hơn, mức độ thanh tra tập trung cao hơn vào các rủi ro tuân thủ đã được xác định.

Nhóm ĐTNT nhỏ mặc dù có số lượng lớn nhưng chỉ đóng góp một phần nhỏ số thu cho NSNN. Nhóm này bao gồm các đối tượng kinh doanh nhỏ, cá nhân tự kinh doanh hoặc hợp danh trên cơ sở gia đình. Với quy mô nhỏ, hoạt động mang tính tự phát, vì mục đích lợi nhuận nên ý thức tuân thủ pháp luật cũng như trình độ về kế toán, hóa đơn chứng từ của nhóm này vẫn còn có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, mô hình hiệu quả cho quản lý ĐTNT nhỏ chính là mô hình khoán thuế thường dựa vào doanh thu. Mô hình này vừa đơn giản, phù hợp với ĐTNT nhỏ, chưa thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, vừa đảm bảo số thu cho NSNN và do vậy sẽ đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế.

Quản lý ĐTNT theo nhóm cho phép CQT có khả năng phân tích và hạn chế các rủi ro trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế, đồng thời CQT có thể đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng nhóm ĐTNT.

Tăng cường công tác qun lý hóa đơn.

Hiện nay, tình trạng các DN làm “mất” hóa đơn ngày càng trở nên phổ biến cả về số lượng DN và số lượng hóa đơn, các loại hóa đơn này gồm hóa đơn đã sử dụng và hóa đơn chưa sử dụng. Nguyên nhân mất hóa đơn thì có nhiều, cả nguyên nhân khách quan (như bị cướp túi xách trong đó có hóa đơn, gửi kèm theo xe hàng lái xe làm mất, do hỏa hoạn……) và cả nguyên nhân chủ quan (do trình độ quản lý và ý thức gian lận thuế).

Việc mất hóa đơn gây tổn thất cho nhiều phía: CQT phải mất thời gian xử lý và theo dõi thu số tiền phạt xử lý vi phạm; cá nhân làm mất phải bỏ tiền ra nộp phạt. Về mặt kinh tế xã hội cũng gây ra hậu quả khôn lường khi các hóa đơn bị mất chưa sử dụng bị lợi dụng đưa vào mua bán, kinh doanh bất hợp pháp nhằm gian lận trốn thuế.

Để tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ , CQT các cấp cần tổ chức các hội nghị chuyên đề để có những đánh giá xác đáng từ đó đề ra những biện pháp quản lý tốt hơn. Cùng với đó, ngành thuế cần tăng cường tuyên truyền tác hại của việc mất hóa đơn, cảnh báo các cá nhân, tổ chức kinh doanh phòng ngừa không để xảy ra tình trạng mất hóa đơn gây hậu quả xấu.

Thời điểm này, cơ chế quản lý và sử dụng hóa đơn đang được sửa đổi bổ sung, cải cách theo hướng tăng khuyến khích các DN sử dụng hóa đơn tự in giúp giảm thời gian cho các DN đồng thời tăng cường trách nhiệm của đơn vị nhằm tránh hiện tượng mua bán, gian lận về hóa đơn. Chính phủ đã có Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn và Bộ Tài chính có Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 trong đó Bộ Tài chính quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn tự in phải đăng ký mẫu hóa đơn, ký hiệu, số lượng,

nơi in với Cục Thuế tỉnh, TP nơi đóng trụ sở và thông báo mẫu hóa đơn đến các cơ

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp tránh thất thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố biên hòa (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)