Những ưu điể m

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí‐2 ‐sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng tín đức phát (Trang 100)

7. Kết cấu đề tài

3.1.1 Những ưu điể m

• Về bộ máy tổ chức.

Là một đơn vị hoạt động độc lập, với bộ máy tổ chức quản lý của công ty gọn nhẹ và đem lại hiệu quả cao gồm những cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực, sáng tạo, nhạy bén năng động luôn tạo hướng phát triển mới cho công ty. Ngoài việc tăng cường đối ngoại để tìm kiếm thị trường, ban lãnh đạo công ty còn có những chính sách đối nội hợp lý như khen thưởng khuyến khích người lao

động làm việc với năng suất và hiệu quả cao, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Việc quản lý chi phí bằng các định mức kinh tế kỹ thuật, bằng dự toán chi phí và các biện pháp kỹ thuật kết hợp với công tác quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí, xác định giá thành nói riêng.

• Về bộ máy kế toán:

Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, theo hình thức này bộ máy kế

toán của công ty được tổ chúc gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, phù hợp với các đặc

điểm hoạt động của công ty. Các nhân viên có trình độ, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng với việc phân công công việc rõ ràng do đó bộ máy kế toán luôn đảm bảo khối lượng công việc tương đối lớn.

Công ty xây dựng được trình tự luôn chuyển chứng từ một cách đầy đủ và chính xác, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán căn cứ trên các quy định chế độ chứng từ kế toán của bộ tài chính và theo đặc điểm kinh doanh của công ty.

- Hình thức kế toán công ty đang áp dụng:

Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chung trên phần mềm kế toán do tổng công ty cung cấp. Hình thức nhật ký chung có ưu

điểm là đơn giản, dễ áp dụng, hệ thống sổ sách không phức tạp, các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh được phản ánh rõ ràng trên sổ sách. - Cách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp là công trình, hạng mục công trình, phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiệp. Vì vậy công ty có thể

theo dõi trực tiếp chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình, quá trình tập hợp chi phí sẽ chính xác và đầy đủ hơn, tiếp theo đó là công tác tính giá thành sẽ đơn giản, thuận lợi hơn, tránh được những sai sót không đáng có trong tính toán.

- Về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao. Công ty đã kịp thời tiếp cận và áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong công tác quản lý cũng như công tác sản xuất. Điều này đã giúp cho công tác quản lý được thuận tiện, chính xác, kịp thời. Việc áp dụng máy móc hiện đại vào trong sản xuất đã giúp công ty đạt hiệu quả cao trong việc thi công các công trình lớn, trọng điểm.

3.1.2 Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm thì công ty cũng không tránh khỏi những nhược điểm cần khắc phục:

• Về công tác luân chuyển chứng từ:

Do đặc thù của nghành xây lắp, các công trình thường rải rác không tập trung. Do đó việc thu thập và giao nộp chứng từ thường chậm nên đã ảnh hưởng

đến công tác hạch toán đồng thời ảnh hưởng đến việc kê khai và quyết toán thuế

GTGT và làm cho việc tập hợp chi phí khó khăn, không đúng thời điểm phát sinh.

• Về sổ sách kế toán:

Mặc dù công ty thực hiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành trên máy vi tính nhưng sổ sách vẫn chưa đúng với chếđộ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành.

Ví dụ: Sổ nhật ký chung chưa có cột “Đã ghi sổ cái” và ở sổ cái chưa có cột “Trang sổ nhật ký chung”. Như vậy không theo dõi được kế toán có nhập vào sổ

nhật ký chung thường xuyên hay không và hạn chế trong việc đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ nhật ký chung.

Công ty vẫn chưa sử dụng hết sổ sách có trong sổ nhật ký chung.

• Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Mặc dù công ty đã tiến hành hạch toán chi phí theo từng khoản mục, tuy nhiên việc hạch toán các khoản chi phí này vẫn chưa hợp lý và còn thiếu sót, gây khó khăn cho công tác tính giá thành sản phẩm. Cụ thể:

- Đối với việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do là đơn vị

hoạt động trong nghành xây lắp, việc sử dụng nguyên vật liệu là thường xuyên, khối lượng sử dụng nhiều, giá cả nguyên vật liệu không đồng bộ và biến đổi thường xuyên. Hơn nữa, các công trường lại nằm ở các địa điểm khác nhau, do

đó việc theo dõi vật tư dùng hàng ngày ở từng kho theo phiếu xuất kho là rất khó khăn và phức tạp. Do vậy vật tư rất dễ bị thất thoát, hao hụt gây lãng phí, tốn kém.

- Trong doanh nghiệp xây dựng, các kho công trình được bố trí ngay tại từng công trình, mức cầu nguyên vật liệu ở mỗi công trình là khác nhau. Mặt khác giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến đổi, điều này ảnh hưởng rất lớn

đến việc mua nguyên vật liệu. Trong khi đó doanh nghiệp không có đội ngũ làm những bảng dự toán nguyên vật liệu trong thời gian ngắn, vừa và cho lâu dài.

- Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Do đội ngũ công nhân viên còn trẻ nên mặt hạn chế chính xuất hiện là thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống khó xảy ra trong quá trình sản xuất, vì vậy mà doanh nghiệp phải có những giám sát kỹ thuật theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất.

- Công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tạm thu 10% trên thu nhập của người lao động vì hầu hết công nhân lao động tại các công trình có thu nhập chưa tới mức nộp thuế thu nhập cá nhân, do vậy mà những người lao động này

đều không muốn bỏ tiền ra để đóng khoản chi phí này. Trong khi đó theo luật doanh nghiệp vẫn phải trích nộp khoản chi phí này cho lao động trực tiếp tham gia sản xuất.

- Đối với việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Hiện tại, công ty không hạch toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài vào TK 623(7) “Chi phí dịch vụ mua ngoài” theo hệ thống tài khoản mà công ty hạch toán vào TK623(5) “Chi phí máy thi công thuê ngoài” do công ty mở. Điều này tuy không làm ảnh hưởng gì đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty, xong việc theo dõi chi phí máy thi công thuê ngoài trên TK 623(5) của công ty là không thống nhất với các đơn vị trong nghành và không đúng so với hệ

thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành.

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CPXD Tín Đức Phát.

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãi luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có sự giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động một cách hiệu quả nhất trên cơ sở tổ chức ngày càng hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Xuất phát từ nhận thức đó, để đạt được mục đích, công ty cần phát huy những

điểm mạnh và khắc phục những hạn chế. Là sinh viên, với kiến thức còn hạn chế

và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, sau một thời gian thực tập và nghiên cứu công tác kế toán ở công ty CPXD Tín Đức Phát, em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:

Ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện chứng từ hạch toán chi phí nguyên vật liệu.

Trong tình hình hiện nay, nhu cầu về xây dựng cơ bản của đất nước ta không ngừng tăng lên. Do đó nhu cầu về vật tư cũng không ngừng tăng lên làm cho giá cả các loại vật tư trên thị trường tăng , không đồng bộ và luôn biến động. Vật liệu cung cấp cho thi công dựa trên tiến độ thi công và trên kế hoạch cung

ứng vật tư cho từng công trình. Mặt khác, mỗi công trình, hạng mục công trình

đều có những định mức tiêu hao vật liệu cụ thể. Đồng thời, do đặc điểm của nghành xây lắp cũng như sản phẩm xây lắp nên công ty không tổ chức kho vật tư

chung mà các kho được bố trí tại từng công trình. Trong khi đó, công ty lại tổ

chức thi công nhiều công trình, hạng mục công trình lớn nhỏ khác nhau và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tại công trình đó là thường xuyên.

Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư vào sản xuất, kiểm tra, theo dõi được lượng vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức góp phần vào việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất thì công ty nên sử dụng “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”.

Việc sử dụng “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” sẽ tạo điều kiện theo dõi, quản lý chặt chẽ hơn việc xuất dùng vật liệu ở từng kho công trình. Hơn nữa nó còn hạn chếđược những hao hụt, thất thoát và nếu có thì cũng dễ dàng kiểm tra và có thể quy trách nhiệm vật chất cho các đối tượng liên quan chính xác hơn.

Đặc điểm của chứng từ này là xuất vật tư được nhiều lần trong hạn mức cho phép. Căn cứ vào khối lượng công việc của từng công trình, hạng mục và căn cứ

vào định mức vật tư cho một khối lượng công việc, từđó ban kinh tế hoạch toán xác định mức vật tưđược duyệt cho từng công việc. Nếu vật tư xuất dùng hết mà công việc chưa hoàn thành thì phải lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức mới. Ví dụ: Đối với công trình…… có thể sử dụng phiếu xuất vật tư theo hạn mức như sau

Biểu mẫu 3.1 PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC Ngày …..tháng…… năm….. Số: 151 Nợ TK: 621 Có TK: 152 Bộ phận sử dụng: Đội xây dựng

Lý do: Phục vụ thi công công trình……..

Xuất tại kho: ……….. Số lượng xuất STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư MS ĐVT Hạn mức được duyệt Ngày 07/01 Cộng Đơn giá Thành tiền 1 Xi măng Bao 150 … … 150 … …

Người nhận Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Thủ kho

Hiện nay trên thị trường giá cả luôn biến động, vấn đề chênh lệch vật tư ở

doanh nghiệp xây dựng rất được quan tâm đến, cùng một lúc công ty có thể nhận rất nhiều công trình và cùng hoạt động xây dựng chung, nhu cầu về xuất vật tư

ngày càng cao và diễn ra phức tạp vì mất cân bằng giữa nhu cầu các tháng, các năm với nhau.Chính vì vậy công ty cần xây dựng cho mình một dự toán về

nguyên vật liệu để chủ động và phục vụ trong quá trình sản xuất. Khi đã có dự

toán doanh nghiệp có thể biết được lượng nguyên liệu mình cần vì vậy sẽ tránh

được tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, khi làm

được như vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên vật liêu, đông thời đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lơi, không bị đứt quãng.

Ý kiến thứ 2: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách: Tăng cường mở

rộng thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp nhất về giá cả và chất lượng nguyên vật liệu.

Chi phí nguyên vật liệu thực tế của hạng mục nhà N17A chiếm 2.743.817.403

có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm của cả công trình, do vậy việc hạ

chi phí giá thành của công trình là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng của công ty. Do điểm đặc biệt của ngành xây lắp, giá nguyên vật liệu và định mức tiêu hao

đều theo quy định của sở. Nhưng trong quá trình dự toán và thi công công trình thì chi phí nguyên vật liệu đã có nhiều biến động ảnh hưởng tới giá thành hạng mục công trình, như việc làm thất thoát xi, cát, đá, sỏi, sắt… trong việc vận chuyển để tiến hành thi công, đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của các nhà quản lý, giám sát công trình: Công tác thu mua nguyên vật liệu không chính xác, không đúng thời điểm, cũng gây lên việc tăng chi phí nguyên vật liệu

Trong hồ sơ dự thầu không quy định yêu cầu thi công nhất thiết phải dùng nguyên vật liệu nhãn mác nào mà chỉ yêu cầu công trình thi công đảm bảo chất lượng, giá thành thấp nhất. vì vậy chọn nhà cung ứng nào không quan trọng, quan trọng là tìm được nhà cung ứng phù hợp kịp thời cho công ty với mức giá thấp nhất (nhưng đảm bảo chất lượng công trình).

Vì giá cả thị trường có nhiều biến động, nên ở công trình luôn có mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu vì vậy việc xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu là cơ sở để được mức tồn kho tại công trình sao cho phù hợp, không được tồn nhiều quá

ảnh hưởng tới giá vốn, mức hao hụt nguyên vật liệu để tại kho. Như xi măng để

nhiều có thể bi cứng lại, sắt để nhiều mất diện tích thuê kho bãi. Do vậy kế toán trưởng cần tiến hành phân tích thêm các chỉ tiêu về dự trữ nguyên vật liệu nhằm cung cấp lên cho ban giám đốc những thông tin đầy đủ hơn về nguyên vật liệu. Kế toán trưởng có thể sử dụng Mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất 1 ngày đêm.:

M

m = t

Trong đó:

m: Mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất trong 1 ngày đêm

M: dự trữ tuyệt đối : là khối lượng của từng loại nguyên vật liệu chủ yếu , biểu hiện bằng các đơn vị hiện vật, như tấn, kg,…Đại lượng này rất cần thiết cho doanh nghiệp tổ chức, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho bãi.

t: dự trữ tương đối : được tính bằng số ngày dữ trữ. Đại lượng này chỉ cho thấy số lượng nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày. Dự

trữ nguyên vật liệu tương đối rất cần thiết, giúp cho việc phân tích tình hình dự

trữ các loại nguyên vật liệu chủ yếu trong doanh nghiệp, giúp cho việc tiến hành thi công được kịp thời: Vì vậy tích cực xây dựng mức dự trữ nguyên vật liệu.

Phòng kế toán cần cân nhắc kỹ các đơn đặt hàng và ước tính số lượng có thể

tăng thêm trong kỳ, phối hợp với phòng kế toán để sớm xây dựng định mức dự

trữ vật tư, tránh tình trạng dự trữ nhiều ở một vài loại như hiện nay như cát, si ,

đá..Từ đó điều phối hoạt động cung ứng, giảm thời gian tồn tại của tài sản lưu

động trong suốt quá trình kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.

Định mức dự trữđã có nên cần phải tìm ra nhà cung cấp nào đáp ứng những nhu cầu của công ty.Cụ thể phải nghiên cứu về thời gian giao hàng, chi phí vận chuyển. Dưới đây tác giả xin đưa ra minh họa cụ thểđể làm rõ cho ý kiến trên:

•Công tác thu mua nguyên vật liệu thực hiện rộng rãi đối với nhiều nhà cung cấp bằng cách tiến hành tổ chức cho đấu thầu. Khách hàng nào đáp ứng

được mục tiêu giá, chất lượng, cách thức giao hàng,… đơn vị mới tiến hành ký kết hợp đồng mua bán.

+ Vật tưđược cung ứng đầy đủ, đảm bảo chất lượng + Sử dụng vật tư phải tiết kiệm, hiệu quả

Biểu mẫu 3.2: Công bố Giá vật liệu xây dựng tại các cửa hàng khu vực trung tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí‐2 ‐sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng tín đức phát (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)