Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí‐2 ‐sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng tín đức phát (Trang 53)

7. Kết cấu đề tài

2.1.2.2 Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty

Từ những năm hình thành và phát triển cho đến nay, công ty đã thi công nhiều công trình lớn nhằm phục vụ các ngành và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đơn vị thuộc ngành xây dựng, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà Nước.

Những công trình đã hoàn thành : Nhà máy gạch ngói Tín Nghĩa – Đồng Nai. Trạm dừng xe Tân Phú – Đồng Nai.

Điểm trung chuyển Container Nhơn Trạch – Đồng Nai.

Hệ thống chiếu sáng khu dân cư Long Thọ Phước An, Nhơn Trạch – Đồng Nai. Vỉa hè, cây xanh đường 25C,khu Công Nghiêp Nhơn Trạch 3 – Đồng Nai.

Hệ thống chiếu sáng đường 25 - Đồng Nai. Học viện tiểu đoàn quốc tế - Đồng Nai. Cải tạo nhà ăn Unipax – Đồng Nai. Nhà máy Kirby Việt Nam – Đồng Nai.

Nhà máy sợi Vĩnh Trường Phát – Đồng Nai. Hạ tầng khu công nghiệp Tam Phước – Đồng Nai. Nhà ăn N17A Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 – Đồng Nai.

Những công trình đang tiếp tục xây dựng :

Cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Nai. Trạm biến áp, trạm dùng xe Xuân Lộc.

Hội trường trường SỸ Quan Lục Quân 2 Hệ thống thoát nước KCN Bàu Xéo

2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty CPXD Tín Đức Phát.[2]

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, so với những ngành vật chất khác thì xây dựng cơ bản có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rõ ở sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Chính những sự khác biệt này đã có nhiều ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, điều này được thể hiện cụ thể là:

Đặc điểm sản phẩm xây lắp.

Sản phẩm xây lắp là những công trình , hạng mục công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài, có rất nhiều phương thức thi công khác nhau. Do vậy đòi hỏi việc quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp cần phải lập dự toán, phải có dự án thi công cụ thể.

Sản phẩm xây lắp cốđịnh tại nơi sản xuất, đơn vị xây lắp phải chuyển vật tư lao động theo mặt bằng và vị trí thi công. Vì vậy, làm cho công tác quản lý, quản lý, hạch toán tài sản trở nên phức tạp hơn do ảnh hưởng của điều kiện tự

nhiên, thời tiết, dễ mất mát hư hỏng trong bảo quản…Chính vì vậy, Công tác kế

toán phải tổ chức tốt quá trình hạch toán ban đầu và thường xuyên tiến hành kiểm kê vật tư, tài sản nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vật tư sai, thiếu, mất.

Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, do vậy chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo tốt, độ an toàn cao…Đặc điểm này đòi hỏi công tác kế

toán, thiết kế, làm tiền đề cho công tác bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn.

Sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thầu đã thỏa thuận với chủđầu tư trước. Vì thế, tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ.

Đặc điểm tổ chức xây lắp[2]:

Hoạt động xây lắp diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, do đó đòi hỏi quá trình thi công phải theo một tiến độ thích hợp để tránh các thiệt hại có thể xảy ra, công tác kế toán cần tổ chức một cách hợp lý tạo điều kiện kiểm tra, theo dõi thường xuyên các loại chi phí phát sinh cùng với tiến độ

thi công của công trình.

Quá trình xây lắp diễn ra dưới điều kiện thiếu ổn định, luôn có biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Chu kỳ sản xuất kéo dài làm cho nguồn vốn

đầu tư bị ứđọng. Do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này dễ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên do thời gian. Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng của nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn”, các công trình, hạng mục công trình hay các công việc cho nội bộ doanh nghiệp. Trong quá trình khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận làm khoán.

Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định. Vì vậy trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, công tác kế toán vừa phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất là ghi chép đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, vừa phải thực hiện phù hợp với ngành nghề, đúng chức năng kế toán của mình, cung cấp thông tin và số liệu chính xác, kịp thời quản lý doanh nghiệp.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng Tín Đức phát là từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc xây lắp có thiết kế riêng.

2.1.2.4 Quy trình công nghệ.

Công ty CPXD Tín Đức Phát trực tiếp nhận công trình xây lắp, nên khi nhân được công trình, công ty giao cho bộ phận kế hoạch hồ sơ thiết kế, bản vẽ

kỹ thuật và tiến hành biện pháp thi công, tiến độ thi công cho từng hạng mục công trình. Tương ứng với từng hạng mục công trình thi công ty sẽ áp dụng những quy trình công nghệ phù hợp khác nhau.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPXD Tín Đức Phát. 2.1.3.1 Sơđồ tổ chức quản lý của Công Ty CPXD Tín Đức Phát. 2.1.3.1 Sơđồ tổ chức quản lý của Công Ty CPXD Tín Đức Phát.

Sơđồ 2.1: Sơđồ tổ chức quản lý của công ty

( Nguồn:Tài liệu công ty CPXD Tín Đức Phát)[7]

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

P.KẾ HOẠCH KỸ THUẬT P.KẾ HOẠCH KINH DOANH P.KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CÁC ĐỘI THI CÔNG

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban[7]

• Hội Đồng Quản Trị

Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, có quyền quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các việc của công ty.

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số các cổ đông làm giám

đốc hoặc thuê người khác làm giám đốc.

• Giám đốc:

Là người đại diện công ty, chịu trách nhiệm trước công ty, trước các cơ

quan nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Đại diện công ty đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. Xây dựng kế hoạch chiến lược cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, thích hợp để đôn đốc mọi thành viên cùng hoàn thành sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất.

• Phòng Hành Chính Sự Ngiệp:

Tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân sự, chế độ chính sách tiền lương, thanh tra, pháp chế, quản lý nội vụ cho công ty.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực: phối hợp với các phòng ban Công ty lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, mở các lớp huấn luyện học an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Đưa ra các chếđộ tiền lương, tiền thưởng, chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Lập các thủ tục nâng lương, nâng bậc và các trợ cấp khác.

Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề đi lại cho cán bộ công nhân viên, công tác khen thưởng, kỹ thuật, tổ chức quản lý công tác văn phòng. Quản lý tất cả các tài sản phục vụ cho văn phòng. Theo dõi và bố trí phương tiện cho lãnh đạo và cán bộ các phòng đi công tác.

• Phòng kế hoạch kinh doanh.

Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh tại công ty. Tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh của

công ty. Phối hợp cùng phòng kỹ thuật lập các hồ sơ đấu thầu, nhận thầu các công trình với chủđầu tư.

Phối hợp cùng phòng tài chính, kế toán để giám sát hiệu qủa sử dụng kinh phí tạm ứng cho các đơn vị thi công.

Lập hợp đồng kinh tế, phối hợp với phòng tổng hợp đểđiều phối nhân sự thiết bị, vật tư cho việc thi công.

• Phòng kế hoạch, kỹ thuật.

Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật chất lượng và tổ chức thi công các công trình. Giao nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng xây dựng và tiến hành khảo sát, đo đạc, kiểm tra lại. Giám sát chất lượng kỹ thuật và xúc tiến thi công các công trình nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật và thời gian theo hợp đồng.

Chỉ đạo và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng qui trình thống nhất về các giải pháp kỹ thuật thi công cùng với tư vấn giám sát, tổ chức việc nghiên cứu .

• Phòng kế toán tài chính.

Giúp cho giám đốc quản lý mọi hoat động liên quan đến tài chính của công ty. Đồng thời lập và quản lý các thủ tục chứng từ hoá đơn về công tác tài chình kế toán theo đúng niên độ tài chính hiện hành của nhà nước và quy định của cấp trên.

Tổ chức ghi chép, tính toán đầy đủ và phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nghiên cứu kế

hoạch chi tiêu tài chính của công ty để trình lên ban giám đốc phê duyệt, triển khai, hoạt động.

Quản lý các quỹ có hiệu quả, theo dõi và sử dụng đúng nguồn vốn, thực hiện báo cáo quyết toán theo quý, năm theo quy định.

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CPXD Tín Đức Phát.2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần Xây Dựng Tín Đức Phát.

Sơđồ 2.2: Bộ máy kế toán của công ty CPXD Tín Đức Phát.

( Nguồn:Tài liệu công ty CPXD Tín Đức Phát)[7]

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán [7].

Công ty áp dụng bộ máy kế toán tập trung theo chếđộ kế toán mới, nên các công việc từ thu thập chứng từ, định khoản kế toán đến việc lập báo kế toán đều

được thực hiện ở phòng kế toán nên đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán trong doanh nghiệp, cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho việc phân công, nhằm chuyên môn hoá bộ máy kế toán.

Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng kế toán tài chính, phụ trách chung công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp, có nhiệm vụ giúp giám đốc doanh nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kế toán và hạch toán kinh tế của doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới.

- Điều hành các công việc trong ban, đồng thời phối hợp với ban kế hoạch kỹ

thuật thực hiện kiểm tra tiến độ công trình, chất lượng vật tư phù hợp với số tiền tạm ứng của công trình và giá cả quyết toán, đôn đốc công tác thu hồi vốn từ các công trình.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ BÁO CÁO THUẾ

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VÀ CÔNG

NỢ

THỦ

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp, trước pháp luật về công tác tài chính của đơn vịđảm bảo theo qui định của pháp luật và của công ty.

Kế toán tổng hợp: Cùng kế toán trưởng tổng hợp báo cáo kế toán quản trị

tháng, quý, năm, đảm bảo số liệu kế toán. Lập báo cáo quyết toán công trình, kế

toán thanh toán, theo dõi việc quyết toán đối với các công trình khoán gọn, công nợ nội bộ giữa doanh nghiêp và công ty mẹ. Phụ trách kế toán vật tư đối với các công trình tập trung.

Kế toán thanh toán và báo cáo thuế.

Thực hiên thu thập, xử lý các chứng từ có liên quan đến công nợ, theo dõi thanh toán tạm ứng cho cán bộ nhân viên, thanh toán các khoản chi tiền mặt, kiểm tra chứng từ gốc, viết phiếu thu chi tiền mặt và khai báo các loại thuế.

Kế toán ngân hàng và công nợ: Lập uỷ nhiệm chi, hàng tháng đối chiếu số

dư tiền gửi với ngân hàng, chuyển các báo cáo có, báo nợ. Theo dõi thanh toán, quyết toán các khoản thu chi của công ty tại ngân hàng.

Thủ quỹ: Theo dõi và quản lý tiền mặt tại công ty, quản lý chứng từ, sổ sách liên quan tới thu chi quỹ. Có trách nhiệm lưu trữ và bao quản chứng từ và vật tư

của doanh nghiệp vào sổ kho, theo dõi nhập, xuất và hàng tồn kho.

2.1.5 Hình thức kế toán được áp dụng trong công ty cổ phần xây dựng Tín Đức Phát[8]. Tín Đức Phát[8].

Công ty CPXD Tín Đức Phát sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp bình quân gia quyền.

Đặc Điểm.

Công tác kế toán được tổ chức theo hình thức nhật ký chung có đặc điểm là sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo trật tự thời gian và theo mối quan hệđối ứng với các tài khoản, sau đó từ sổ nhật ký chung chuyển vào sổ cái các tài khoản có liên quan.

• Các loại sổ sách sử dụng.

Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ sách sau: + Sổ nhật ký chung

+ Sổ Cái

+ Sổ chi tiết

• Trình tự ghi sổ.

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ, đầu tiên ghi đầy đủ các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu doanh nghiệp có mở sổ kế toán chi tiết thì kế toán phải thực hiện đồng thời việc ghi chép vào sổ nhật ký chung và sổ kế

toán chi tiết các tài khoản liên quan.

Trường hợp doanh nghiệp mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ

vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi những nghiệp vụ phát sinh với khối lượng lớn như nghiệp vụ thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng kế toán có thể không ghi vào nhật ký chung mà ghi vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan.

Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ

nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản trên sổ cái.

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán một lần nữa ghi vào sổ, thẻ chi tiết các tài khoản.Cuối tháng, quý, năm cộng và kiểm tra các sổ liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Số tổng cộng trên bảng tổng hợp chi tiết phải đối chiếu khớp đúng với số phát sinh và số dư trên sổ cái. Sau khi kiểm tra đã khớp

đúng số liệu thì số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập các báo cáo tài chính.

Sơ đồ tóm tắt trình tự ghi chép theo hình thức nhật ký chung:

Ghi chú:

: Ghi ngày

: Ghi tháng hoặc định kỳ

: Quan hệđối chiếu

Sơđồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty CPXD Tín Đức Phát

( Nguồn:Tài liệuphòng kế toán công ty CPXD Tín Đức Phát)[8]

2.1.6 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty[8].

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán theo tháng. Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng cân đối phát sinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí‐2 ‐sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng tín đức phát (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)