7. Kết cấu đề tài
1.3.3.2 Hình thức kếtoán nhật ký chứng từ
• Đặc điểm và các loại sổ sách.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị được phản ảnh ở chứng từ gôc
đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ, cuối tháng số liệu
được tổng cộng và ghi vào sổ cái.
Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Hình thức nhật ký chứng từ gồm các loại sổ sách sau: -Nhật ký chứng từ -Bảng kê -Sổ cái -Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết • Trình tự ghi sổ.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từđược dùng làm chứng từ gốc, lấy số
liệu ghi trực tiếp vào các bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan. Nếu sử dụng bảng kê thì cuối tháng chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ. Với những chi phí phát sinh nhiều lần, các chứng từ gốc được tập hợp từng loại để lập bảng phân bổ, sau đó lấy kết quả ở bảng phân bổ để ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ
liên quan.
Cuối tháng khóa sổ nhật ký chứng từ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên nhật ký chứng từ, lấy số liệu tổng cộng ghi một lần vào sổ cái các tài khoản liên quan, không cần lập chứng từ ghi sổ.
Với các tài khoản mở chi tiết, chứng từ gốc sau khi được ghi vào nhật ký chứng từ được chuyển sang kế toán chi tiết để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, tính toán và lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản và đối chiếu với sổ cái.
Số liệu cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong sổ nhật ký chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác.
Ghi chú
: ghi ngày
: Ghi tháng hoặc định kỳ
Quan hệđối chiếu
Sơđồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
(Nguồn: Tài liệu kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong DNXL)[3]