Kiến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 84 - 90)

II- Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động XNK cho SME ở

3.Kiến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhà quản lý nào biết tạo dựng một chiến lược để phát triển lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình và thực hiện hiệu quả chiến lược đó thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và

phát triển, nếu không thì sẽ thất bại. Lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp

được hiểu là khả năng sản xuất, cung ứng ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thểđược xem xét trên bốn khía cạnh:

- Sự linh hoạt: Khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng, ví dụ: chủng loại, cách thức, cung ứng dịch vụ đi kèm...

- Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, dịch vụ hậu mãi, kiểu dáng,...

- Tốc độ phản ứng trên thị trường: thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi được phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới,...

- Chi phí: chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn của đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp muốn đạt được các lợi thế cạnh tranh này cần phải có ba nguồn lực quan trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp toàn bộ quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế của doanh nghiệp.

Qua hoạt động XNK, các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có trình độ, biết đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp của mình như:

- Mặt hàng sản cuất ra phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, với các DNNN có thế mạnh là mặt hàng phong phú đa dạng.

- Mặt hàng phải có khả năng cạnh tranh để XK, đúng quy cách, phẩm chất khi XK đòi hỏi cao hơn và giá cả phải hợp lý, đôi khi phải thấp hơn so với những mặt hàng tương tự nhưng do các doanh nghiệp lớn sản xuất.

- Có kiến thức kinh doanh XNK, kinh nghiệm quản lý và tổ chức, thiết lập được các mối quan hệ bạn hàng rộng rãi, nắm bắt được những thông tin thiết thực phục vụ cho công tác kinh doanh của mình.

- Tránh sự cạnh tranh không bình đẳng, chèn ép lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh XNK. Nâng cao sự uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp mình với đối tác.

Trên đây là những kiến nghị chính nhằm hỗ trợ cho các SME ở Việt Nam trong thời gian tới phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Tất nhiên, còn rất nhiều những biện pháp mà Nhà nước cần phải hỗ trợ cho các SME như việc hỗ trợ SME thầu phụ các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ lãi suất

đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hình thành "vườn ươm" cho SME ( Một loại hình hỗ trợ SME đang có xu hướng phát triển ở các nước trên thế giới, song chưa thực sự phát huy tác dụng ở nước ta. Một mô hình rất mới đối với Việt Nam). Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển xuất khẩu cho các SME bên cạnh sự

hỗ trợ từ bên ngoài thì các cố gắng nỗ lực của bản thân doanh nghiệp là một nhân tố quyết định. Nếu các doanh nghiệp không tự cố gắng thúc đẩy sự phát triển của chính mình thì không có ai có thể thay thế họ, mọi sự hỗ trợ về

chính sách và cơ chế của Nhà nước, của tổ chức hỗ trợ khác...chỉ là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho SME phát triển sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, để gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực SME cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa công tác hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của bản thân từng doanh nghiệp.

Kết lun

Năm 2003, năm triển khai mạnh mẽ thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp

hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng đểđến năm 2020, nước ta cơ

bản trở thành một nước công nghiệp.

Thành quả đạt được qua những năm đổi mới, nhất là 10 năm gần đây,

đã tạo thế và lực mới; công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đã có những bước tiến cơ bản; các mặt xã hội, trình độ dân trí, chất lượng nguồn lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên; tình hình chính trị xã hội cơ bản được

ổn định.

Những kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay để phát huy vai trò của khu vực kinh tế này thì sự hỗ trợ của Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Qua phân tích thực trạng và tác động của các chính sách kinh tế đến hoạt động của các SME ở Việt Nam trong thời gian vừa qua có thể thấy được những tác động tích cực của những giải pháp mà Chính phủ đề

ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để tạo sự bình đẳng trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các loại hình doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Vì vậy, việc tiếp tục cải tạo và đổi mới các chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ các SME đối với hoạt động xuất nhập khẩu là một vấn đề cấp bách hiện nay.

Thị trường XNK hàng hoá chắc chắn sẽ còn sôi động hơn rất nhiều trong thời gian tới, liệu các SME có tận dụng được thời cơ và đương đầu với những thách thức phía trước hay không, câu trả lời nằm ngay chính các doanh nghiệp. Hy vọng rằng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ ngành, các tổ

chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc cho riêng mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, Đánh giá tổng kết Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Nghịđịnh 66/HĐBT, Hà Nội 4/1999

- Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, Báo cáo kinh tế Việt Nam 2002 - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, Khuyến khích đầu tư và phát triển

kinh tế, Hà Nội/1994

- Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, Kết quả điều tra hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

- CIEM - MPDF, Tài liệu hội thảo về các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam, 4/2001

- FES - Hội Hữu Nghị Việt Đức TW, Các tập kỷ yếu hội thảo về DNV&N - MPDF, Các báo cáo trong chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân

- Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 1999, 2000, 2001

- Dự án VIE/97/016, Dự thảo báo cáo điều tra doanh nghiệp, Hà Nội 5/2000 - Dự án US/VIE/95/004 (Lê Đăng Doanh, J. Bentley, Nguyễn Đình Cung,

Trần Kim Hào, Trần Đình Thái, Lê Viết Thái, Hoàng Văn Thành, Phan Nguyên Toàn) Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và

đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNV&N tại Việt nam, Hà Nội 1/2000

- Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, Đề án " Đánh giá vai trò của các hình thức huy động vốn phi chính thức trong phát rtiển các DNV&N ở Việt Nam", Trần Kim Hào,1996

- Nguyễn Cúc, Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N ở

Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, 2000

- Lê Văn Tư, Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ- NXB Thống kê, 2001

- Phạm Thái Quốc, Kinh tế Đài Loan - tình hình và chính sách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội/1999

- Biện pháp đề xuất nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho các DNV&N - Tin kinh tế - xã hội, số 48/2000

- DNV&N ngoài quốc doanh cần có "sự tiếp" sức cần thiết - Tạp chí Thương Mại số 57/2001

- Hiện trạng phát triển của khu vực tư nhân- Tạp chí Kinh tế xã hội,2001 số 46

- Hỗ trợ tài chính cho DNV&N của Đài Loan - Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Hà Nội, 2001 số 37

- Quỹ đầu tư và thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam- Tạp chí Ngân hàng số 6, 2002

- Các giải pháp về kinh tế- tài chính để DNV&N phát triển- Tạp chí Cộng sản số 19

- Doanh nghiệp tư nhân cái nhìn bi quan- Thời báo ngân hàng, Hà Nội, 11/2001 - Tín dụng xuất khẩu hình thức áp dụng vào Việt Nam- Tạp chí thị trường tài chính - tiền tệ Hà Nội, 2001 số 5 - Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu- làm gì để tăng thị phần, Báo thương mại, Hà Nội 5/2001 số 20 - Dự án hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản: Hội thảo về chính sách phát triển kinh tế, Hà Nội 8 - 9/12/2001

- Một số bài báo tham khảo đượ rút ra từ các báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế, Lao động, Hải quan, Tài chính,...

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. MPDF : Chương trình Phát triển Dự án Mêkông

3. OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

4. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

5. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

6. DNFDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

7. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

8. Cty CP : Công ty Cổ phần

9. CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp" doc (Trang 84 - 90)