II- Các chính sách hỗ trợ XNK cho SME ở Việt Nam hiện nay
5. Các quy chế thương mại trong việc hỗ trợ SME
Nhờ có những cải cách kinh tế, kể từ năm 1991 cho đến nay nhiều doanh nghiệp đã được phép xuất khẩu các sản phẩm của mình do chính họ
sản xuất và được phép nhập khẩu đầu vào trung gian cần thiết cho quá trình sản xuất của mình. Việc thay đổi cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng năm do Bộ Thương mại ban hành đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích mọi thành phần doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đầu năm 1993 yêu cầu để có giấy phép kinh doanh xuất khẩu được nới lỏng đôi chút thì số doanh nghiệp tham gia hoạt
động xuất khẩu tăng lên (400 doanh nghiệp). Nhìn chung, trước năm 1998, ngoại thương nằm trong sự độc quyền của khu vực quốc doanh. Còn đối với các SME ngoài quốc doanh Nhà nước có thể thu hồi giấy phép kinh doanh bất cứ lúc nào. Cách thức này đã tạo nên môi trường kinh doanh không ổn
định và thiếu bình đẳng trong hoạt động xuất khẩu. Do những khó khăn đó, nhiều SME chỉ có thể xuất khẩu sản phẩm của mình dưới hình thức uỷ thác thông qua các công ty được phép chuyên doanh xuất nhập khẩu (chủ yếu là các DNNN). Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các khoản phí xuất nhập khẩu uỷ
thác mà các SME trên thực tế phải trả cho các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu này dao động từ 0,5 - 1%. Ngoài ra, các nhà xuất nhập khẩu còn gánh chịu những rủi ro do bị tiết lộ những thông tin mật về các hợp đồng
thương mại của mình hoặc thậm chí bị các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu chiếm mất đối tác kinh doanh.
Ngày 31/07/1998, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 57/NĐ- CP cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu mà không cần bất cứ điều kiện gì, chế độ phê duyệt hợp đồng và cấp giấy phép đối với hàng gia công cũng được bãi bỏ. Bên cạnh đó, Thông tư số
18/1998/TT-BTM ngày 28/08/1998 cho phép các doanh nghiệp Việt Nam
được gia công hàng hoá với các đối tác nước ngoài; được trực tiếp nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu...gia công theo hợp đồng gia công. Những thay đổi trên đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu trở nên thông thoáng hơn, thuận lợi hơn nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu cho các SME nói riêng. Thật vậy, theo thời báo Sài Gòn (số 16-99(433) ngày 15/4/1999, những thay đổi trên đã làm cho các SME ngoài quốc doanh tham gia đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu tăng lên, hiện nay có 5.500 SME chiếm hơn 12% tổng số SME ngoài quốc doanh tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu các sản phẩm (mà trước đây phải xuất khẩu
thông qua các DNNN. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, lệ phí phải trả cho các DNNN được uỷ thác xuất khẩu trên thực tế là từ 0,5 - 1%. Thêm vào đó, những nhà xuất khẩu SME phải gánh chịu những rủi ro do việc bị lộ thông tin mật về các hợp đồng thương mại của họ hoặc thậm chí bị mất đối tác kinh doanh bởi các DNNN được uỷ thác), điều đó được thể hiện là xuất khẩu FOB tăng từ 30% năm 1997 lên 50% năm 1999. Những cải cách nhằm mở rộng quyền thương mại và khả năng tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu cho phép SME của Việt Nam đã có tác dụng, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 250 triệu USD năm 1998, xuất khẩu tăng 73% (1997-1999) và chiếm 39% trong tăng trưởng xuất khẩu và các SME.
Bên cạnh những cải cách trên, hạn ngạch cũng được thay đổi, nếu như
giai đoạn trước năm 1991 áp dụng cho hơn 100 mặt hàng xuất khẩu thì sau này chỉ còn áp dụng cho mặt hàng gạo và cà phê. Trong năm 2000, Chính
phủ thực hiện đấu thầu khoảng 25-30% hạn ngạch dệt may6, việc thực hiện phương thức đấu thầu này sẽ giảm được nạn tham nhũng của các quan chức, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước và tránh được nạn độc quyền của một số
DNNN đồng thời khuyến khích các SME đang hoạt động có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh nhưng vì một vài lý do nào đó mà họ chưa được tham gia vào kinh doanh quốc tế.
Các đầu mối xuất khẩu cũng đang được giảm thiểu đáng kể. Chính phủ đã từng bước thu hẹp số lượng hàng hoá trong những loại danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện (năm 2000 chỉ còn có 6 hàng hoá bị cấm nhập khẩu, 10 loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu, và 9 loại hàng hoá nhập khẩu có điều kiện8). Việc Ban hành danh mục hàng hoá tạm thời cấm xuất nhập khẩu cũng được hạn chế đã góp phần ổn định môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SME nói riêng.
Mặc dù quy chế thương mại trong những năm vừa qua đã tạo điều kiện tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các SME nói riêng trong việc hỗ trợ thúc đẩy hoạt đông kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng sau khi áp dụng cho thực tế thì một điều dẽ nhận thấy là vẫn còn những hạn chế đối với các SME đã tạo ra sự không công bằng giữa các DNNN và SME, cụ
thể như sau:
Một là: Nghịđịnh 57 đã nới lỏng phạm vi hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có giấy phép, tạo cho doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế điều này gặp phải trở ngại khác như chế độ
cấp phép, bộ chủ quản...tức là sự can thiệp quá sâu của bộ máy quản lý nhà nước voà hoạt đông xuất khẩu.
Hai là: Mã số quy định của Nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau chưa công bằng.
Chẳng hạn, các SME thường được phân bổ hạn ngạch rất ít so với DNNN có cùng quy mô kim ngạch xuất khẩu hoặc công nhân, các DNNN mặc dù hoạt động kém hiệu quả song được hưởng ưu đãi hơn các SME ngoài quốc doanh.
Ba là: Chính sách của Nhà nước không ổn định, thay đổi thường xuyên, ảnh hưởng đến phương hướng đầu tư chiều sâu, làm ăn lâu dài của doanh nghiệp. Chẳng hạn chính sách về biểu thuế, về hạn chế xuất khẩu... Những hạn chế của chính sách thương mại nói chung , đối với SME nói riêng
đã và đang đòi hỏi cần có điều kiện để thực hiện hỗ trợ một cách có hiệu quả
thiết thực.
Bốn là, hàng năm nhà nước còn quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc ban hành danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện. Việ điều chỉnh các danh mục do Chính phủ quy định dựa trên đề nghị
của Bộ thương mại. Những lý do để quản lý xuất nhập khẩu bằng các danh mục trên là để điều chỉnh cung và cầu hoặc cán cân thương mại hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia, giá trị đạo đức, an toàn xã hội, nhân cách giáo dục và nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý xuất nhập khẩu, có lúc Chính phủ ban hành danh mục hàng hoá tạm thời cấm xuất nhập khẩu. Việc điều chỉnh theo hình thức "cho phép - tạm ngừng - cấm - cho phép - .." đã gây khó khăn cho không ít các SME. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu thông qua các "đầu mối" trong thời gian qua là rào cản tiếp cận của các SME vào thị trường thế giới.