II- Các chính sách hỗ trợ XNK cho SME ở Việt Nam hiện nay
1. Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các SME:
1.3 Đánh giá hoạt động tín dụng đối với SME:
Qua cuộc điều tra của CIEM và MPDF, số doanh nghiệp cho biết có
được hưởng tín dụng xuất khẩu và tín dụng ưu đãi chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
là 25% trong tổng số doanh nghiệp được điều tra. Việc hỗ trợ lãi suất cho hoạt động xuất khẩu từ các ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. còn việc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cũng chỉ khoảng 5% doanh nghiệp được áp dụng. Bên cạnh đó, hoạt động mua ngoại tệ nhằm phục vụ cho hoạt động nhập khẩu cũng được các SME đánh giá là cực kỳ khó khăn.
Theo các báo cáo đánh giá tổng kết về chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các SME trong những năm đổi mới thì các SME đã được sự hỗ trợ về
nhiều mặt của Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, trong đó có sự hỗ trợ về
vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng nếu so với nhu cầu phát triển của các SME thì sự hỗ trợ đó còn ít và chưa đem lại hiệu quả cao. Quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với các SME thuộc thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh, cá thể trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể
nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của SME. Các ngân hàng thương mại quốc 53.50% 21.30% 14.20% 4.40% 3.80% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 1 2 3 4 5
doanh không muốn hoặc rất e ngại khi cho các SME thuộc khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh vay vốn. Điều đó vừa tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng, vừa không hỗ trợđược các SME và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Hiện nay, đểđáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của mình, các SME thường phải vay vốn chủ yếu từ thân nhân, bè bạn hoặc từ các tổ chức phi tài chính.
Đôi khi các SME phải trả cho các chủ nợ phi chính thức khoản lãi suất cao hơn gấp 3 đến 6 lần so với lãi suất chính thức. Một phần, đó là do các SME còn gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp cận các khoản tín dụng từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Mặt khác, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các SME.